Những nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng cửa

Tác giả: Đoàn Anh Đào. Ngày đăng: 19-04-2017

Những nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng cửa. Thực tế là tất cả các bệnh lý răng miệng, cụ thể là buốt răng đều có thể xảy ra với tất cả các răng trên cung hàm. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở răng hàm nhiều hơn đó là các răng nằm ở phía trong khó vệ sinh sạch sau khi ăn nhai. Nhưng không có nghĩa là không xảy ra với răng cửa. Trong quá trình ăn nhai, răng cửa vẫn phải tiếp xúc với thực phẩm thường xuyên và do đó khả năng bị ê buốt răng cửa vẫn xảy ra ở nhiều người.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng ê buốt răng cửa là gì?

 

Răng nhạy cảm hay còn gọi là ê buốt răng là hiện tượng bệnh lý phổ biến hiện nay. Nguyên nhân sâu xa là bởi vì ngà răng bị lộ ra do bị tụt nướu hoặc bệnh nha chu. Ngà răng là lớp vật chất nằm bên trong của răng bao quanh các dây thần kinh, được bảo vệ bởi men răng. Bên cạnh đó là một số nguyên nhân đi kèm, làm tăng tình trạng ê buốt chân răng của bạn.

  1. Sâu răng- nguyên nhân làm ê buốt răng cửa

Sâu răng sẽ khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu. Vệ sinh răng miệng đúng cách, không ăn đồ quá nóng, quá lạnh và đi khám nha sĩ thường xuyên là cách tốt nhất để giữ cho răng luôn ở trạng thái tốt nhất.

  1. Nghiến răng- nguyên nhân làm ê buốt răng cửa

Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể nhưng nó cũng không thể chống chọi với hành động nghiến răng. Do quá trình này kéo dài nên men răng sẽ bị bào mòn dần dần.

Dùng miếng bảo vệ răng, thay đổi lối sống và có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể giúp hạn chế tật nghiến răng.

  1. Tụt lợi- nguyên nhân làm ê buốt răng cửa

Chân răng chứa hàng ngàn ống nhỏ li ti dẫn đến tủy răng. Chân răng được bảo vệ bởi các mô lợi. Nhưng nếu bị bệnh nha chu, lợi bị tụt, chân răng lộ ra thì răng sẽ trở nên nhạy cảm.

 

Những nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng cửa

 

Bạn nên biết tụt lợi làm răng nhạy cảm hơn và dẫn đến hiện tượng ê buốt răng cửa.

  1. Ăn nhiều thực phẩm axit- nguyên nhân làm ê buốt răng cửa

Tình trạng ê buốt răng có thể buộc bạn phải hạn chế cà chua, quả họ cam quýt, nước quả và các thực phẩm axit ngon bổ khác. Thói quen ham thích quá nhiều thực phẩm và đồ uống giàu axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, từ đó hình thành các đốm đen (khởi đầu của sâu răng).

Nếu không thể hạn chế những món ăn ưa thích này thì hãy ăn một miếng phô mai hay ly sữa sau khi ăn các thực phẩm giàu axit.

  1. Làm đẹp cho răng- nguyên nhân làm ê buốt răng cửa

Thật không công bằng nhưng đôi khi giữ cho hàm răng trắng ngọc bằng cách chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng lại có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm. Lấy cao răng, trang trí răng… đều có thể khiến răng trở nên nhạy cảm. Nếu cảm thấy băn khoăn về vấn đề này, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện các dịch vụ làm đẹp răng.

  1. Vỡ răng- nguyên nhân làm ê buốt răng cửa

Ăn đá, kẹo cứng hay cắn ngập răng đều có thể làm mẻ, lung lay thậm chí gãy răng. Một khi chiếc răng đã bị vỡ thì lớp tủy nằm sâu trong răng sẽ rất dễ bị kích thích. Răng bị mẻ cũng dễ nhiễm khuẩn, dẫn tới viêm đau.

 

Mách bạn một số mẹo chữa ê buốt răng cửa

 

  • Dùng những nguyên liệu tự nhiên: lá trà xanh, tỏi, lá lốt để làm giảm ê buốt răng cửa

Lá trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Bạn có thể nhai một vài lá trà xanh trong 5 phút sau đó súc miệng lại, thực hiện ba lần một ngày triệu chứng ê buốt răng sẽ giảm đáng kể.

 

Những nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng cửa-hình 2

 

Dùng các thực phẩm xung quanh bạn để hạn chế tình trạng ê buốt chân răng nhé.

  • Tỏi là một nguyên liệu hạn chế ê buốt răng cửa

Cũng như trà xanh, tỏi chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại kích thích từ bên ngoài như đồ lạnh, cay…Tỏi sống thái lát để ngoài 5 phút, sau đó chà xát vào răng trong 3 phút, thực hiện đều đặn 3 lần một ngày có thể giảm ê buốt răng.

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối có tính sát khuẩn và giúp giảm ê buốt răng tạm thời. Hãy súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng lúc thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Thay đổi thói quen ăn uống

Hạn chế ăn đồ chứa nhiều đường. Không được ăn đồ nóng quá hoặc lạnh quá, đồ cay, mặn vì sẽ làm tình trạng ê buốt tăng lên. Tránh xa đồ uống chứa nhiều axit: nước có ga, chanh…

Nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ giúp tạo nên các khoáng chất chống lại quá trình gây nhạy cảm cho răng. Nguồn chất xơ tốt là các loại hoa quả khô như chà là, nho khô, quả vả, và các loại hoa qua tươi như chuối và táo, các loại rau như các loại đậu, cải bắp, đậu Hà Lan, đậu phộng, quả hạnh nhân. Trong trường hợp bạn không thẻ đánh răng nhiều lần trong ngày, ăn một trái táo là gợi ý đơn giản nhất cho bạn.

 

Cùng chuyên mục

Chua hoi mieng bang gung hinh ava

Hướng dẫn bạn cách chữa hôi miệng bằng gừng. Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở nhiều người mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Bệnh hôi miệng có thể không phải là bệnh gì trầm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới nếp sống của người bị bệnh và có ...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Cach tri hoi mieng dan gian hinh ava

Giúp bạn tổng hợp các cách trị hôi miệng dân gian Hôi miệng là một chứng bệnh thường gặp và nó làm bạn mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng do đó bạn phải tìm hiểu lý do gây bệnh hôi miệng để có cách điều trị đúng. Cách trị hôi miệng dân gian rất hiệu quả và ...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Lam the nao de het hoi mieng hinh ava

Giải đáp thắc mắc làm thế nào để hết hôi miệng Bệnh hôi miệng là một bệnh lý răng miệng nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý toàn thân nguy hiểm mà bạn không thể coi thường. Viêm nhiễm các cơ quan hô hấp: ung thư phổi, viêm cuống họng. Chính vì vậy nhiều người đang tìm câu trả lời cho việc là...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Tai sao bi hoi mieng hinh ava

Đi tìm nguyên nhân tại sao bị hôi miệng Đôi khi, bệnh hôi miệng chỉ xuất hiện thoáng qua 1 hoặc vài lần, nhưng mọi người lại không để ý và chữa trị luôn. Chỉ đến khi bệnh hôi miệng bị tái phát, gây ra “mùi” khó chịu khi giao tiếp mọi người mới tìm đến nha sĩ. Để trị triệt để hôi miệng điều tiên q...

Nha Khoa

- 30/03/2017

Cach chua hoi mieng nhanh nhat hinh ava

Có cách chữa hôi miệng nhanh nhất không? Hôi miệng là một bệnh lý liên quan các loại vi khuẩn hình thành trong miệng khi các mảng bám và cao răng không được làm sạch sau khi ăn. Cách chữa hôi miệng chính là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, đặc biệt nhiều người thắc mắc là có cách chữa hôi miệng...

Nha Khoa

- 30/03/2017