Hàm nhựa chống nghiến răng có tốt hay không?

Tác giả: Thuong Hoai. Ngày đăng: 19-04-2017

Hàm nhựa chống nghiến răng có tốt hay không? Máng nhai- hay có một tên gọi khác đó là hàm nhựa chống nghiến răng là sản phẩm của sự phát triển y học, thiết kế và sản xuất các dụng cụ hỗ trợ điều trị, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con người. Là công cụ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng nghiến răng khi ngủ vào ban đêm.

Có bao nhiêu phương pháp chữa nghiến răng?- Hàm nhựa chống nghiến răng

 

Nếu nguyên nhân nghiến răng do stress thì bạn nên lưu ý cần thoải mái tinh thần trước khi ngủ, nên ngủ đúng giờ và đủ 8 tiếng/ngày. Tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn để có một giấc ngủ ngon. Thực hiện chế độ ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, nên tăng cường bổ sung sữa, các loại thực phẩm ngũ cốc, nhiều loại rau xanh và hoa quả. Tuyệt đối không sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá và những chất có tính kích thích khác.

Bên cạnh những mẹo vặt chữa bệnh nghiến răng từ phương pháp dân gian thì cách điều trị bệnh nghiến răng hiệu quả sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của tật nghiến răng cụ thể là gì, tuy nhiên, chúng ta cũng có thể điều trị thông qua biểu hiện trực tiếp mà làm một máng ngậm khi ngủ.

 

Hàm nhựa chống nghiến răng có tốt hay không?

 

Một phương pháp điều trị nghiến răng được nhiều người sử dụng đó là hàm nhựa chống nghiến răng.

Ngoài ra, với trường hợp nghiến răng do sự lệch lạc của răng ở hai hàm thì việc mài răng, điều chỉnh thế răng cũng cần được tính đến để loại bỏ sự lệch lạc, khấp khểnh của hai hàm. Trong trường hợp phần men răng đã bị mòn ở mức độ nặng, thậm chí lộ cả phần ngà thì bạn cần tính đến giải pháp bọc răng sứ cho răng.

 

Thông tin về hàm nhựa chống nghiến răng

 

Dựa trên cơ chế của nghiến răng, vốn chà xát tác động lực của răng làm mòn răng, hàm nhựa chống nghiến răng hay còn gọi là máng nhai là khí cụ phủ nhẹ lên răng, bao bọc răng để ngăn chặn tình trạng nghiến răng làm mòn men.

Hàm nhựa chống nghiến răng là sản phẩm đầu tiên dùng để chống nghiến răng vào ban đêm. Máng này làm bằng nhựa, vừa khít với dấu răng, có tác dụng ngăn cách sự siết chặt giữa hai làm, giảm tình trạng mòn men, lộ ngà.

  • Với giải pháp chi phí hiệu quả và mang lại cảm giác thoải mái đặc biệt, bảo vệ răng tốt và vệ sinh. 
  • Một kích cỡ phù hợp với tất cả các size hàm răng, có thể đeo vào hàm răng trên hoặc dưới.
  • Tiện lợi và nhanh chóng, không cần phải đun sôi, cắt hoặc ép. Bạn có thể sử dụng ngay lập tức mỗi khi cần, sử dụng được hơn 3 ngày và vứt bỏ.
  • Hàm nhựa hấp thụ các lực cắn ở mặt trên răng, và ổn định dấu cắn của răng trên hàm làm bảo vệ hàm răng tối đa.
  • Hạn chế sức nghiến và mài mòn của hai hàm răng khi ngủ.
  • Thích hợp khi đi du lịch, ngủ cùng phòng với bạn bè.
  • Giá bán của hàm nhựa chống nghiến răng trên thiwj trường hiện nay dao động trong khoảng 60,000 đồng/cái hoặc 800,000 đồng/1 hộp/14 cái. Tuy nhiên nếu sản phẩm có công nghệ càng cao thì giá thành càng tăng, có thể lên đến 1 000 000 đồng/1 hộp.

 

Hàm nhựa chống nghiến răng có tốt hay không?-hình 2

 

Hàm nhựa chống nghiến răng vừa an toàn vừa hiệu quả cao.

Bạn nên mua hàm nhựa chống nghiến răng cho các trường hợp sau:

  • Vì giá thành hợp lý, bạn có thể sử dụng trong các chuyến du lịch khi ngủ cùng tập thể, tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác.
  • Bạn có thể đeo thử hàm nhựa này để thử nghiệm xem mình có thể đeo hàm chống nghiến khi ngủ hay không, trước khi quyết định mua các loại hàm nghiến khác cao cấp hơn.

Vật liệu làm hàm nhựa chống nghiến răng thường là acrylic, vốn là loại nhựa có nguồn gốc từ tinh chế dầu mỏ, với tên khoa học là pmma, Acrylic có thể trong suốt hoặc có nhiều màu sắc tùy theo sự lựa chọn, có ưu thế về độ bóng mịn và hiện đại, dễ gia công, dẻo, uốn ép theo ý muốn.

Acrylic là vật liệu cứng và trong suốt nhưng lại hết sức an toàn và thân thiện với cơ thể con người. Với chất lượng và độ mềm dẻo vượt trội, máng nhai giảm đau, làm răng hết mỏi, giảm áp lực trên khớp cắn thái dương hàm, giảm mỏi hàm bởi hoạt động nghiến, giúp bạn thoát được nguy cơ rối loạn thái dương hàm, vốn rất nguy hại cho sức khỏe.

Sử dụng hàm nhựa chống nghiến răng sẽ giúp cân bằng lại hệ thống nhai, ngăn chặn sự lệch lạc khớp cắn, bảo vệ răng miệng khỏi nghiến răng, làm cơ miệng hài hòa cân đối, bảo đảm giá trị thẩm mỹ, các máng nhai còn có thiết kế nhẹ, trong suốt, không màu, giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi sử dụng.

 

 

Cùng chuyên mục

Lay cao rang la gi hinh ava

Giải đáp thắc mắc lấy cao răng là gì? Cao răng là những cặn lắng cứng có màu vàng, nâu đỏ tồn tại xung quanh cổ răng, trên thân răng và dưới nướu. Điều đầu tiên có thể nhận thấy cao răng chính là nguyên nhân làm răng bị ố vàng. Do đó nhiều người tìm đến biện pháp lấy cao răng, vậy lấy cao răng là...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Lay cao rang co dau khong hinh ava

Giải đáp thắc mắc lấy cao răng có đau không? Việc chữa trị bằng phương thức lấy cao răng giúp cho răng sạch sẽ hơn nhiều so với việc đánh răng thông thường, ngăn ngừa tình trạng răng bị ố vàng. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc rằng lấy cao răng có đau không, có xảy ra bất kỳ sự tiếp xúc nào lên...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Co nen lay cao rang hinh ava

Giải đáp thắc mắc có nên lấy cao răng hay không. Lấy cao răng là dịch vụ nha khoa cơ bản lấy đi lớp mảng cứng bám xung quanh cổ răng này, làm chấm dứt tình trạng răng bị xỉn vàng và được các nha sỹ khuyến khích thực hiện định kỳ ít nhất từ 3-6 tháng một lần. Tuy nhiên, một số người lại phân vân c...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Cach chong hoi mieng hinh ava

Tổng hợp cách chống hôi miệng. Hơi thở miệng nặng mùi là một vấn đề không mấy xa lạ đối với những người trong ngành nha và hầu hết tất cả mọi người. Đa số những người bị hôi miệng có thể mắc bệnh hôi miệng tại một thời điểm và có thể tái phát lại ở một thời điểm khác. Chính vì vậy nhiều người vẫ...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Chua hoi mieng o dau tot ava

Mách bạn chữa hôi miệng ở đâu tốt nhất. Đừng để cho những căn bệnh như hôi miệng làm mất đi thẩm mỹ nơi con người bạn, việc giao tiếp là một điều không thể tránh khỏi với tất cả chúng ta. Đó là lý do quan trọng nhất để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi cách chữa hôi miệng như thế nào hay chữa hôi mi...

Nha Khoa

- 04/04/2017