Tại sao lại bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng?

Tác giả: Tiep Hoangkim. Ngày đăng: 21-04-2017

Tại sao lại bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng? Bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng là tình huống thường gặp ở nhiều người. Đôi khi nó được coi là hiện tượng bình thường bởi vì thao tác lấy cao răng có tác động ít nhiều đến men răng bên ngoài, tương tự như ngoại lực làm bệnh nhân bị buốt răng sau giai đoạn lấy cao vôi. Vậy thì nguyên nhân cụ thể và cách khắc phục tình trạng ê buốt răng sau khi lấy cao răng được nhiều người quan tâm.

Nguyên nhân bạn bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng

 

Nếu bị ê buốt lâu dài thì khả năng là có những bất thường xảy ra và nguyên nhân có thể rơi vào một trong các trường hợp sau đây:

  1. Do kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo là nguyên nhân chủ quan gây ra ê buốt răng sau khi lấy cao răng.

Nếu lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay mà thao tác lấy mảng bám cứng chắc không đảm bảo thì có thể gây va chạm vào men răng. Khi lấy cao răng trên nhiều răng mà kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo thì sẽ bị ê buốt sau khi lấy cao răng.

  1. Do nền răng yếu chính là nguyên nhân khách quan ê buốt răng sau khi lấy cao răng.

Khi nền răng của bạn yếu thì dù kỹ thuật lấy cao răng đảm bảo và thực hiện bằng máy siêu âm thì sự ê buốt răng vẫn xảy ra. Răng yếu thường dễ bị kích ứng và trở nên nhạy cảm hơn so với những chiếc răng khỏe mạnh.

 

Tại sao lại bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng?

 

Nền răng yếu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ê buốt răng sau khi lấy cao răng.

  1. Do răng bị thiểu sản men

Thiếu sản men răng là bệnh lý thiếu hụt hoặc xáo trộn các thành phần trong men răng, chu yếu là canxi và fluor. Bệnh này khiến cho răng đổi màu theo thời gian, dễ ê buốt khi bị kích thích hay trước các  tác động khi điều trị răng miệng như lấy cao răng, tẩy trắng răng. Bệnh cũng làm cho răng trở nên yếu đi làm ảnh hưởng đến ăn nhai và dễ bị các bệnh như sâu răng, viêm răng,…

Những người có răng bị thiểu sản men hầu hết đều bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng. Những chiếc răng bị thiểu sản có lớp men bị mòn nên những tác động dù nhỏ cũng đều sẽ khiến cho răng bị ê buốt.

Trường hơp nếu răng không có vấn đề gì, không sâu răng lại có màu sắc trắng đẹp thì khả năng bị mòn men được loại trừ. Chỉ còn một trong hai khả năng là nền răng yếu và kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo.

 

Làm thế nào để hạn chế ê buốt răng sau khi lấy cao răng

 

  1. Đánh răng – Cách chăm sóc răng để hạn chế ê buốt răng sau khi lấy cao răng cần thiết nhất.

Đánh răng là việc bắt buộc phải làm, đặc biệt là sau khi lấy cao răng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày khoảng 30 phút sau khi ăn để hạn chế các thức ăn mắc vào, theo thời gian sẽ hình thành mảng bám và vôi hóa dưới tác động của vi khuẩn và khoáng chất trong khoang miệng.

  1. Súc miệng hỗ trợ chăm sóc làm giảm ê buốt răng sau khi lấy cao răng.

Sau khi hoàn tất việc đánh răng, bạn hãy súc miệng nước muối loãng để đảm bảo khoang miệng được làm sạch triệt để. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại nước xúc miệng theo sự chỉ định của bác sĩ nha khoa để loại bỏ mảng bám một cách triệt để nhất.

 

Tại sao lại bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng?-hình 2

 

Vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối làm giảm ê buốt răng sau khi lấy cao răng.

  1. Làm sạch mảng bám với các nguyên liệu tự nhiên làm giảm ê buốt răng sau khi lấy cao răng hiệu quả.

Bên cạnh những phương pháp làm sạch răng thông thường kể trên, bạn cũng có thể áp dụng một vài phương pháp đơn giản ngay tại nhà, để kéo dài thời gian giữa các lần lấy cao răng ở phòng khám. Những nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm sẽ giúp bạn có hàm răng trắng sạch hiệu quả như nước cốt chanh, baking soda, muối, vỏ chuối, cam, chanh, mía…

  1. Khám và lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần

Bạn nên nhớ rằng cao răng sẽ luôn luôn hình thành và tồn tại bất kể bạn có chăm sóc răng tốt như thế nào. Và đây lại là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng hôi miệng, răng ố vàng, sâu răng, viêm nướu… Chính vì thế, việc lấy cao răng định kỳ là điều cần thiết. Và thời gian giữa các lần lấy là dài hay ngắn còn tùy thuộc vào việc chăm sóc răng sau khi lấy cao răng của bạn có tốt hay không.

 

Cùng chuyên mục

Sau rang gay hoi mieng hinh ava

Cách trị sâu răng gây hôi miệng Chứng bệnh hôi miệng thường hình thành khi bạn lười vệ sinh cho khoang miệng hoặc phương pháp vệ sinh chưa đúng. Trong đó, nguyên nhân hay gặp nhất là sâu răng. Sâu răng gây hôi miệng, khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp, do đó nhiều người rất quan tâm đến ...

Nha Khoa

- 30/03/2017

Cach tri hoi mieng bang la oi hinh ava

Cách trị hôi miệng bằng lá ổi đơn giản mà hiệu quả cao Bạn có biết lá ổi là một vị thuốc từ thiên nhiên được nhiều lương y, thầy thuốc áp dụng trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh ngoài da, bệnh tả, lỵ, tiêu chảy và thêm công dụng ít ai biết tới nữa đó chính là công dụng khử mùi hôi cực kì hiệu quả...

Nha Khoa

- 30/03/2017

Cach chua hoi mieng hieu qua nhat hinh ava

Cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất mà không tốn tiền Hôi miệng thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi chúng ta thức dậy. Nhiều người đang tìm kiếm cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất cũng như các cách trị hôi miệng tại nhà. Hôi miệng không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm ...

Nha Khoa

- 30/03/2017

Meo chua hoi mieng hinh ava

Bật mí với bạn các mẹo chữa hôi miệng tại nhà hay nhất Vấn đề hôi miệng được cho là hình thành do rất nhiều yếu tố khác nhau gây nên, Cũng là yếu tố hình thành nên bệnh hôi miệng hay gặp phải. Ngoài việc xác định nguyên nhân gây hôi miệng để ngăn ngừa tác nhân gây bệnh tiếp tục tác động gây hôi ...

Nha Khoa

- 29/03/2017

Cach tri hoi mieng bang dau dua hinh ava

Bạn có biết cách trị hôi miệng bằng dầu dừa Ngàn đời nay ông bà ta vẫn luôn áp dụng những nguyên liệu gần gũi quen thuộc giúp cải thiện nhiều vấn đề sinh bệnh lý khó nói, đặc biệt các cách chữa hôi miệng là trong những vấn đề tế nhị nhất. Trong đó cách trị hôi miệng bằng dầu dừa đơn giản là biện...

Nha Khoa

- 29/03/2017