Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh?

Tác giả: Đỗ thanh Phúc. Ngày đăng: 21-04-2017

Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Ê buốt răng khi ăn hoặc uống những thực phẩm lạnh như nước đá, kem, sinh tố. Bạn rất lo lắng tại sao chân răng ê buốt khi uống nước lạnh, hiện tượng ê buốt này còn xuất hiện trong trường hợp nào? Làm sao để khắc phục răng ê buốt khi uống nước lạnh?

Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh?

 

Hiện tượng buốt răng khi uống lạnh rất có thể do răng của bạn đã bị mòn men và bị lộ phần ngà răng nhạy cảm bên trong ra. Một số tác nhân bên ngày khiến răng bị mòn men có thể kể đến như:

  • Do sử dụng nhiều thực phẩm có nồng độ axit cao như nước uống có ga, rượu, quả chanh, cam… lâu ngày xảy ra phản ứng hóa học, axit có thể bào mòn men răng.
  • Chải răng không đúng cách, bàn chải quá cứng hoặc kem đánh răng không phù hợp cũng góp phần bào mòn men răng khiến răng bị ê buốt khi uống nước lạnh.

 

Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh?

 

Răng ê buốt khi uống nước lạnh gây cảm giác khó chịu cho nhiều người.

  • Thói quen ngủ hay nghiến răng, các răng va chạm vào nhau trong thời gian dài cũng làm mòn men răng.
  • Răng bị sứt mẻ khiến ngà răng nhạy cảm bị lộ gây buốt răng khi uống nước lạnh.
  • Bệnh nhân bị sâu răng lộ ngà răng cũng là nguyên nhân gây cho bạn những cơn ê  buốt răng khi uống nước lạnh.
  • Một số trường hợp sau khi thực hiện tẩy trắng răng, niềng răng, trám răng không đảm bảo cũng sẽ khiến răng bị đau buốt khi uống nước lạnh.

 

Răng ê buốt khi uống nước lạnh ngoài ra còn trường hợp nào khác?

 

Ê buốt chân răng là cách gọi thông thường của bệnh răng nhạy cảm. Nếu khi ăn những đồ quá nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh khiến cho bạn có cảm giác ê buốt hoặc đau chân răng, tức là bạn đã có dấu hiệu của bệnh răng nhạy cảm.

Một số trường hợp sau làm ê buốt răng ngoài răng bị đau buốt khi uống nước lạnh:

  • Răng bị e buốt sau khi lấy cao răng.
  • Răng bị ê buốt sau khi niềng răng.
  • Răng nhạy cảm với các loại thực phẩm có chữa nhiều axit: xoiaf chua, chanh, cóc…

 

Làm sao để khắc phục răng ê buốt khi uống nước lạnh?

 

  1. Điều trị nha khoa

Hiện nay, có 2 biện pháp giúp khắc phục hiện tượng mòn men răng và chấm dứt tình trạng răng bị buốt khi uống nước lạnh có thể kể đến là trám răng và bọc răng sứ. Tùy thuộc vào mức độ mòn men nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định cách phù hợp.

 

Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh?-hình 2

 

Hạn chế uống các loại đồ uống có đá sẽ hạn chế hiện tượng răng ê buốt khi uống nước lạnh.

Ngoài ra, để phòng ngừa hiện tượng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh bạn cần lưu ý một vài điều sau:

  1. Chải răng đúng cách

Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với bề mặt răng, dùng bàn chải xoay tròn không co kéo trên bề mặt răng. Kết hợp với việc lựa chọn bàn chải có lông tơ mềm mại và kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt sẽ giúp bạn phòng tránh răng bị đau buốt khi uống nước lạnh.

  1. Bổ sung canxi

Canxi là thành phần chính trong cấu tạo của xương cũng như răng, vì vậy bổ sung thêm canxi cũng là một cách để chống lại các vấn đề răng miệng. Một số nguồn thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể tham khảo như bơ, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại rau như bông cải xanh, su lơ, các loại thịt cá, tôm và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều.

 

Cùng chuyên mục

Lay cao rang la gi hinh ava

Giải đáp thắc mắc lấy cao răng là gì? Cao răng là những cặn lắng cứng có màu vàng, nâu đỏ tồn tại xung quanh cổ răng, trên thân răng và dưới nướu. Điều đầu tiên có thể nhận thấy cao răng chính là nguyên nhân làm răng bị ố vàng. Do đó nhiều người tìm đến biện pháp lấy cao răng, vậy lấy cao răng là...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Lay cao rang co dau khong hinh ava

Giải đáp thắc mắc lấy cao răng có đau không? Việc chữa trị bằng phương thức lấy cao răng giúp cho răng sạch sẽ hơn nhiều so với việc đánh răng thông thường, ngăn ngừa tình trạng răng bị ố vàng. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc rằng lấy cao răng có đau không, có xảy ra bất kỳ sự tiếp xúc nào lên...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Co nen lay cao rang hinh ava

Giải đáp thắc mắc có nên lấy cao răng hay không. Lấy cao răng là dịch vụ nha khoa cơ bản lấy đi lớp mảng cứng bám xung quanh cổ răng này, làm chấm dứt tình trạng răng bị xỉn vàng và được các nha sỹ khuyến khích thực hiện định kỳ ít nhất từ 3-6 tháng một lần. Tuy nhiên, một số người lại phân vân c...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Cach chong hoi mieng hinh ava

Tổng hợp cách chống hôi miệng. Hơi thở miệng nặng mùi là một vấn đề không mấy xa lạ đối với những người trong ngành nha và hầu hết tất cả mọi người. Đa số những người bị hôi miệng có thể mắc bệnh hôi miệng tại một thời điểm và có thể tái phát lại ở một thời điểm khác. Chính vì vậy nhiều người vẫ...

Nha Khoa

- 04/04/2017

Chua hoi mieng o dau tot ava

Mách bạn chữa hôi miệng ở đâu tốt nhất. Đừng để cho những căn bệnh như hôi miệng làm mất đi thẩm mỹ nơi con người bạn, việc giao tiếp là một điều không thể tránh khỏi với tất cả chúng ta. Đó là lý do quan trọng nhất để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi cách chữa hôi miệng như thế nào hay chữa hôi mi...

Nha Khoa

- 04/04/2017