Quy trình trám răng khi bị sâu răng hàm dưới

Tác giả: Nguyễn Duy Khánh. Ngày đăng: 21-04-2017

Quy trình trám răng khi bị sâu răng hàm dưới. Sâu răng hàm khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì răng là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi khi qua tuổi vị thành niên, phải chữa trị. Sâu răng hàm hay cụ thể là sâu răng hàm dưới có triệu chứng gì? Quy trình điều trị sâu răng hàm dưới bằng trám răng như thế nào?

Triệu chứng của sâu răng hàm dưới

 

Triệu chứng ban đầu của sâu răng hàm dưới là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào.

 

Quy trình trám răng khi bị sâu răng hàm dưới

 

Một số biểu hiện của sâu răng hàm dưới giúp bạn phát hiện dễ dàng và tìm cách chữa trị kịp thời.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Khi bị viêm tủy thì phải chữa viêm tủy răng tốn kèm hơn về mặt chi phí và thời gian.

Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi miệng.

 

Quy trình trám răng khi bị sâu răng hàm dưới

 

Khi bị sâu răng hàm, cách chữa sâu răng hàm bằng phương pháp trám răng được các bác sĩ cho là phương pháp tối ưu nhất. Vì thế khi bị sâu răng bạn nên đến trực tiếp địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám để kịp thời khắc phục và bảo tồn được răng. Chỉ khi nào răng bị vỡ mẻ quá mức, gây viêm tủy và viêm chóp răng với dấu hiệu lan xuống xương ổ răng thì mới nên nhổ bỏ.

Trước tiên, phải nạo bỏ mô răng sâu thật triệt để, sau đó hàn trám lại để bảo vệ mô răng thật còn lại, phục hồi hình thể răng và ngăn ngừa sự tăng nặng của bệnh lý. Việc nạo sạch vết sâu về cơ bản sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, các ngà mủn chứa vi khuẩn gây bệnh để giảm đau nhức và không kích ứng khi tiến hành trám răng.

 

Quy trình trám răng khi bị sâu răng hàm dưới-hình 2

Quy trình chữa sâu răng hàm dưới được hiện một cách an toàn và theo chuẩn y tế.

Nếu trường hợp răng hàm sâu đã bị viêm tủy hay viêm chóp thì cần phải lấy tủy triệt để sau đó lấp ống tủy và hàn trám răng hoặc bọc răng sứ lại để phục hồi răng. Để điều trị triệt để và hiệu quả nhất bệnh lý sâu răng hàm cần đến bác sỹ nội nha giỏi và kỹ thuật điều trị hiện đại.

 

Một số lưu ý cho bạn sau khi chữa trị sâu răng hàm dưới

 

  • Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường hoặc chải răng đúng cách ngay sau khi ăn.
  • Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình.
  • Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn.
  • Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng.
  • Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

 

Cùng chuyên mục

Ham nhua chong nghien rang hinh ava

Hàm nhựa chống nghiến răng có tốt hay không? Máng nhai- hay có một tên gọi khác đó là hàm nhựa chống nghiến răng là sản phẩm của sự phát triển y học, thiết kế và sản xuất các dụng cụ hỗ trợ điều trị, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con người. Là công cụ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng nghiến răng khi ...

Nha Khoa

- 19/04/2017

Nghien rang ban ngay hinh ava

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng ban ngày. Nghiến răng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có người thường nghiến răng ban ngày, có người lại nghiến răng khi ngủ vào ban đêm, có người cả ngày lẫn đêm. Vậy thì nghiến răng ban ngày không phải tình trạng hiếm gặp, do đó chúng ta cũ...

Nha Khoa

- 19/04/2017

E buot chan rang hinh ava

Nguyên nhân tại sao bị ê buốt chân răng? Hiện tượng buốt răng hay cụ thể là ê buốt chân răng là hiện tượng gặp phải và ảnh hưởng tới rất nhiều người. Vấn đề này thường thấy được khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axít. Chính vì vậy nếu muốn điều bị dứt hiện tượng ê buốt c...

Nha Khoa

- 19/04/2017

E buot rang ham hinh ava

Cách điều trị ê buốt răng hàm hiệu quả. Ê buốt răng hàm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến triệu chứng ê buốt răng tích lũy dần và ngày càng nặng thêm, thậm chí dẫn đến viêm tủy. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu khi phải kiêng khem quá mức ...

Nha Khoa

- 19/04/2017

E buot rang cua hinh ava

Những nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng cửa. Thực tế là tất cả các bệnh lý răng miệng, cụ thể là buốt răng đều có thể xảy ra với tất cả các răng trên cung hàm. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở răng hàm nhiều hơn đó là các răng nằm ở phía trong khó vệ sinh sạch sau khi ăn nhai. Nhưng không có nghĩa l...

Nha Khoa

- 19/04/2017