Sâu răng hàm trên do đâu và cách trị như thế nào?

Tác giả: Thu Thao Vũ. Ngày đăng: 21-04-2017

Sâu răng hàm trên do đâu và cách trị như thế nào? Sâu răng hàm nói chung và sâu răng hàm trên nói riêng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sâu răng và cách điều trị sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp bảo vệ răng hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.

Nguyên nhân sâu răng hàm trên là gì?

 

  1. Sâu răng hàm trên là bệnh gì?

Sâu răng hàm trên là sự phá hủy của các mô răng thật (bao gồm cả ngà và men răng) dưới tác động của vi khuẩn và acid phân hủy và phân rã liên kết cứng của ngà và men răng.

  1. Nguyên nhân gây sâu răng hàm trên.
  • Đánh răng không đúng cách

Đánh răng thường xuyên là một trong các cách bảo vệ răng miệng, tuy nhiên, đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu.

Nguyên nhân của tình trạng sâu răng chính là do vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến các tích tụ vi khuẩn trên bề mặt răng.

 

Sâu răng hàm trên do đâu và cách trị như thế nào?

 

Nguyên nhân sâu răng hàm trên chính là chuỗi tác động của việc sử dụng quá nhiều chất đường.

  • Ăn một số loại thực phẩm, đồ uống dễ gây sâu răng.

Một số lọai thực phẩm, đồ uống dễ gây ra sâu răng hơn những sản phẩm khác. Sữa, mật ong, kem, đường, socola, bánh cookies, kẹo cứng, ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, có nhiều khả năng gây sâu răng hơn các loại thực phẩm dễ bị cuốn trôi bởi nước bọt. Chất đường có trong mảng bám sẽ là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát sinh và gây bệnh lý.

  • Thường xuyên ăn vặt, hay nhâm nhi.

Nếu thường xuyên ăn nhẹ hoặc uống nước ngọt, acid có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Các chất trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.

  • Tụt nướu

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên sẽ bị bao phủ bởi một lớp gọi là cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu  răng gốc.

  1. Dấu hiệu của bệnh sâu răng hàm trên

Khi bị sâu răng, trên răng sẽ xuất hiện các lỗ đen nhỏ. Lỗ đen này sẽ rộng và sâu dần. Khác với sâu răng cửa thường xuất hiện ở cạnh cắn hai bên, đối với sâu răng hàm trên, thường bị sâu ở các rãnh trên mặt nhai trước sau đó là sâu ở rãnh mặt bên. Vì răng hàm trên thường có nhiều gờ rãnh hơn các răng mặt.

Do đó, nếu bị sâu răng hàm trên thì mặt rãnh mặt nhai sẽ đen trước tiên, sau đó vết sâu lan rộng, vỡ ra thành miếng lớn. Cũng có trường hợp các lỗ sâu này hình thành ở thân răng và tiến dần vào bên trong ngà răng và cuối cùng là tủy răng.

 

 

Có mấy cách điều trị sâu răng hàm trên?

 

  1. Biện pháp tái khoáng phần bị sâu

Dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.

 

Sâu răng hàm trên do đâu và cách trị như thế nào?-hình 2

 

Hiện nay đã có nhiều phương pháp chữa trị sâu răng hàm trên thay thế phương pháp nhổ truyền thống.

  1. Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu

Áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Việc nạo sạch vết sâu về cơ bản sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, các ngà mủn chứa vi khuẩn gây bệnh.

  1.  Hàn trám lỗ sâu răng là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng.

Khi hàn sử dụng chất liệu hàn trám để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn hoặc hậu quả của sâu răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

 

Cùng chuyên mục

Quy tr nh cay ghep implant dien ra nhu the nao hinh ava

Quy trình cấy ghép răng implant diễn ra như thế nào? Kế hoạch điều trị cấy ghép và quy trình cấy ghép răng implant là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấy ghép răng Implant. Quy trình thực hiện cấy ghép Implant được tiến hành theo đúng chuẩn quy định, an toàn tuyệt đối c...

Nha Khoa

- 24/05/2017

Nhung dieu can biet ve phuong php boc rang su veneer hinh ava

Những điều bạn cần biết về phương pháp bọc răng sứ veneer. Một số phương pháp vượt trội khắc phục vấn đề răng miệng dần trở nên phổ biến. Trong đó giải pháp bọc răng sứ veneer đóng vai trò như một lớp áo ngoài đẹp đẽ, bảo vệ, che chắn cho răng, vừa tạo độ thẩm mỹ, vừa giữ được tình trạng răng thậ...

Nha Khoa

- 24/05/2017

Co nen boc rang su tham my hay khong hinh ava

Có nên bọc răng sứ thẩm mỹ hay không? So với những lựa chọn như răng giả, hàm tháo lắp thì bọc răng sứ hoàn toàn thuận tiện và thoải mái hơn. Bọc răng sứ giúp bạn phục hồi, chỉnh sửa lại kích thước thẩm mỹ của răng; cải thiện màu răng; giúp răng thẳng hàng. Ngoài ra còn nhiều lí do khác để bạn k...

Nha Khoa

- 24/05/2017

Quy tr nh boc rang su dien ra nhu the nao hinh ava

Quy trình bọc răng sứ diễn ra như thế nào? Bọc răng sứ là một phương pháp giúp bạn phục hình và cải thiện lại răng trong các trường hợp răng bị bể nhiều, răng đã chữa tủy, răng bị lệch lạc, thưa,…với màu sắc và hình dáng giống như răng thật. Sau đây là một vài phương pháp cũng như quy trình bọc r...

Nha Khoa

- 24/05/2017

Qua trinh boc rang su co dau va gay nguy hiem khong hinh ava

Quá trình bọc răng sứ có đau không? Bọc răng sứ được nhiều người biết đến là một giải pháp phục hình răng khuyết điểm đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, với những các bạn mới tìm hiểu về dịch vụ thì vẫn có băn khoăn bọc răng sứ có đau không. Thực chất mà nói, bọc răng sứ sẽ không gây ra bất kỳ cảm ...

Nha Khoa

- 23/05/2017