Làm gì khi trẻ bị cảm lạnh

Tác giả: Võ Văn Dũng. Ngày đăng: 20-05-2017

Làm gì khi trẻ bị cảm lạnh: Cảm lạnh (hay còn gọi là cảm lạnh thông thường) là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, do vậy trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều đợt trong một năm. Ước tính một trẻ dưới 6 tuổi khỏe mạnh một năm có thể bị cảm lạnh 6- 8 lần

Nguyên nhân của việc trẻ bị cảm lạnh

Thủ phạm chính gây cảm lạnh thông thường là virus rhino (bắt nguồn từ "rhin" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là mũi). Loại siêu vi trùng này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở khiến trẻ bị cảm lạnh

Làm gì khi trẻ bị cảm lạnh

Hãy chú ý đến những nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh mà có biện pháp phòng tránh cho trẻ

Không khí khô - dù ở trong hay ngoài nhà - đều có thể làm giảm khả năng kháng virus rhino của cơ thể. Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động cũng bị tác hại này. Những người hút thuốc dễ bị cảm lạnh hơn người thường, với các triệu chứng tồi tệ và lâu hơn, rất dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc thậm chí hay ra đường với mái tóc ướt sẽ khó tránh khỏi cảm lạnh.

Trẻ bị cảm lạnh thì chữa bằng cách nào?

“Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương” - Câu nói này có thể không phải lúc nào cũng đúng, nhưng trong trường hợp bệnh cảm lạnh thì nó khá chính xác. Không một loại thuốc nào có thể chữa được cảm lạnh thông thường, mà chỉ có thể làm giảm một vài triệu chứng như nhức mỏi cơ, đau đầu và sốt. Khi trẻ bị cảm lạnh có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn dành cho lứa tuổi và cân nặng.

Tuy nhiên, tuyệt đối không đưa aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 19 tuổi nên tránh aspirin trong khi đang mắc bệnh do virus gây nên. Nguyên nhân là aspirin có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng Reye - một căn bệnh hiếm gặp và có thể gây chết người.

Đôi khi vì thương con mà bạn tìm đến các loại thuốc làm thông mũi và thuốc kháng histamine (chữa dị ứng) để làm giảm triệu chứng, song có rất ít bằng chứng cho thấy chúng thực sự hiệu quả. Trên thực tế, các thuốc thông mũi có thể gây ảo giác, dễ bị kích thích, và rối loạn nhịp tim ở trẻ sơ sinh. Không nên dùng những dược phẩm này cho trẻ dưới 2 tuổi mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Một số cách giúp trẻ bị cảm lạnh bớt khó chịu như sau:

Làm gì khi trẻ bị cảm lạnh-hình ảnh 2

Những cách giúp trẻ bị cảm lạnh có thể thấy khá hơn

- Nhỏ nước muối vào hốc mũi để giảm nghẹt mũi. Bất kỳ hiệu thuốc nào cũng có bán nước mũi sinh lý dành cho trẻ.

- Chạy máy giữ độ ẩm và thoáng mát để làm tăng độ ẩm của không khí

- Bôi kem mềm lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi.

- Cho trẻ trên 3 tuổi ngậm viên kẹo hoặc thuốc ho để giảm sưng họng

- Tắm nước ấm hoặc nằm đệm sưởi để làm bớt tình trạng đau mỏi cơ

- Hơi nước từ vòi hoa sen nóng sẽ giúp bé dễ thở hơn

Tuy nhiên, tốt nhất khi trẻ bị cảm lạnh thì không nên lo lắng quá nhiều. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng trẻ được ăn khi thấy đói và uống đủ nước (nước lọc, nước hoa quả) để giúp cơ thể bù đắp phần dịch đã bị mất khi sốt hoặc chảy nước mũi. Tránh cho trẻ uống những đồ chứa caffeine, vì chúng có thể khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn và càng làm tăng nguy cơ mất nước.

 

Cùng chuyên mục

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

- 25/06/2016

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Là bệnh tiểu đường kết hợp nhiều triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể thường sản xuất kháng thể ngăn các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin. Ở bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc do cơ thể sản xuất ra chất kh...

- 25/06/2016

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Xương đòn là phần nối vai với xương ức. Gãy xương đòn nặng có thể gây tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu của cánh tay.

- 25/06/2016

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Xương cấu tạo bởi mô liên kết, được làm cứng chắc bởi calcium và tế bào xương. Gãy xương khi có lực tác động bên ngoài lên xương với lực mạnh hơn sức chịu đựng của cấu trúc xương. Có nhiều loại gãy xương với độ nặng khác nhau.Vùng gãy xương hay gặp là ở cổ tay, vai, cổ chân và khớp háng…

- 25/06/2016

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Thoái hóa khớp (hư khớp) là bệnh phổ biến nhất của khớp háng. Hậu quả của thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn. Thoái hoá khớp háng có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Thoái...

- 24/06/2016