Viêm dạ dày cấp – Hiểu để phòng tránh.

Tác giả: Phú Lê Hữu. Ngày đăng: 23-05-2017

Viêm dạ dày cấp là tình trạng xảy ra khá phổ biến có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.

Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm cấp tính xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày, đôi khi kèm theo xuất huyết niêm mạc, nặng hơn là viêm loét. Sự viêm nhiễm có thể xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ dạ dày. 

Viêm dạ dày cấp biểu hiện như thế nào?

Viêm dạ dày cấp – Hiểu để phòng tránh hình ảnh 1

Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan tỏa, tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân thường chia làm 4 dạng chính, với các biểu hiện lâm sàng khác nhau:

Viêm long dạ dày: Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut. Tổn thương biểu hiện bằng tình trạng niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Biểu hiện lâm sàng là cảm giác đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn, choáng váng.

Viêm dạ dày thể xuất huyết: Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Niêm mạc có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước, chảy máu, chính là do sự vỡ mạch máu lớp tiết chính. Xuất hiện do các yếu tố có nguồn gốc ngoại sinh như rượu, thuốc kháng viêm non – streroid... Biểu hiện lâm sàng chủ yếu thường gặp là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock. Thường được chẩn đoán bằng nội soi cấp cứu.

Viêm dạ dày thể ăn mòn: Thường do các chất kích ứng tác động liên tiếp lên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây ra sự biến đổi trầm trọng cùng với sự phù nề đơn điệu của niêm mạc dạ dày và sau đó là tình trạng hoại tử tại chỗ của niêm mạc dạ dày. Sau một thời gian, các fibrin hàn gắn lại tạo thành các mô sẹo. Mức độ tổn thương phụ thuộc bản chất và nồng độ chất gây tổn thương;  ngoài ra còn phụ thuộc sự hòa loãng các chất ăn mòn do các chất bên trong dạ dày, và sự trung hòa chất kiềm do acid dạ dày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau thượng vị ngay tức thì sau khi dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng; sau đó là nôn, đôi khi nôn ra máu; trong các trường hợp nặng có thể có shock.

Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Trong trường hợp dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày, có thể gây hậu quả thủng và gây viêm phúc mạc. Người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. Thể bệnh này giảm rất nhiều từ khi có kháng sinh, nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng trở lại.

Nguyên nhân nào gây nên viêm dạ dày cấp.

Viêm dạ dày cấp tính cũng như viêm dạ dày và tá tràng có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể chia ra thành hai nguyên nhân cơ bản như sau:

Nhóm nguyên nhân ngoại sinh bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Chủ yếu là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn Gram âm có khả năng tồn tại trong môi trường có độ acid cao như dạ dày. Chúng xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng rồi cư trú sâu dưới lớp niêm mạc, tạo ra các men bảo vệ chúng tránh khỏi sự tấn công của dịch vị, đồng thời tiết ra chất độc gây viêm và mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Do thuốc: Một số thuốc như các kháng sinh, corticoid, các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, …làm tăng tiết acid hoặc giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, do đó tạo điều kiện cho acid tấn công vào lớp niêm mạc gây viêm dạ dày cấp tính  và có thể dẫn đến tình trạng xung huyết.
  • Do thức ăn, đồ uống: Thức ăn nhiều dầu mỡ, quá cứng sẽ khiến dạ dày phải luôn co bóp và hoạt động nhiều. Sử dụng nhiều chất kích thích như: rượu,café… cũng dễ gây viêm dạ dày cấp tính
  • Nhiễm độc: uống nhầm phải các dung dịch acid hoặc kiềm, thủy ngân, muối kim loại nặng, nitrit bạc… cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính.

Nhóm các yếu tố nội sinh bao gồm:

Các yếu tố nội sinh là những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể:

  • Tăng urê hoặc lượng đường máu cao
  • Nhiễm phóng xạ hoặc bỏng
  • Các bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa..., tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành);
  • Stress nặng 
  • Dị ứng thức ăn: tôm, sò, ốc, hến...
  • Dị ứng thức ăn , shock, bệnh tim phổi cấp, xơ gan;
  • Chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh…

Hậu quả do viêm dạ dày cấp để lại là gì?

Viêm dạ dày cấp – Hiểu để phòng tránh hình ảnh 2

Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn. Song có một số tác giả cho rằng có thể từ viêm dạ dày cấp, nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn, vì niêm mạc bị phá hủy liên tiếp và có vai trò của cơ chế tự miễn. Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết có thể dẫn đến shock, trụy tim mạch...

Điều trị viêm dạ dày cấp như thế nào?

Loại bỏ và điều trị các nguyên nhân gây bệnh:

  • Sử dụng kháng sinh trong viêm dạ dày nhiễm khuẩn
  • Rửa dạ dày (nếu ngộ độc hoặc uống nhầm phải acide hoặc base): sử dụng nước thường, dung dịch thuốc tím, dung dịch NaOH…
  • Sử dụng thuốc kháng Histamin trong viêm dạ dày do căn nguyên dị ứng
  • Điều trị bệnh toàn thân tích cực nếu viêm dạ dày căn nguyên nội sinh

Trước hết là chế độ ăn, tùy theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn thay bằng truyền tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp, thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường.

Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock; nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa; nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày...Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Điều trị triệu chứng bệnh viêm dạ dày cấp.

  • Thuốc băng se bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Thuốc ức chế tiết acid
  • Thuốc chống co thắt, chống nôn
  • Thuốc trung hòa acid
  • Thuốc kích thích sản xuất chất nhày, tăng sinh niêm mạc

Điều trị biến chứng bệnh.

  • Truyền dịch bổ sung nước và điện giải trong trường hợp bệnh nhân nôn nhiều
  • Nếu có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa

Cùng chuyên mục

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Thông tin cho bạn biết về việc đau mắt đỏ lây qua đường nào: Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Vậy ...

- 03/06/2017

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Để bạn nhận biết những dấu hiệu đau mắt đỏ mà bạn sẽ gặp: Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với dấu hiệu đau mắt đỏ. Đây là bệnh rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc giá...

- 03/06/2017

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Những điều bạn chưa biết về mắt bị viễn thị: nhiều người bắt đầu có triệu chứng mờ mắt khi nhìn gần, chẳng hạn như đọc sách không rõ chữ, phải đưa ra xa mắt mới có thể nhìn được bình thường. Đó là dấu hiệu của viễn thị do lão hóa, thường được gọi là mắt bị viễn thị (presbyopia).

- 02/06/2017

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Bạn thắc mắc rằng mắt viễn thị có mổ được không: Cho tới thời điểm này, phẫu thuật khúc xạ bằng laser excimer vẫn là phương pháp phổ biến nhất để điều trị vĩnh viễn tật khúc xạ. Đây là phương pháp có tính an toàn, hiệu quả và chính xác cao. Mắt viễn thị có mổ được không thì trong những trường hợp...

- 02/06/2017

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Bạn muốn biết về cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ: Cận thị hình thành và phát triển trong cả một quãng thời gian, nhiều người bị cận thị từ khi còn nhỏ tuy nhiên cũng có nhiều người khi trưởng thành mới bị, trong đó, độ tuổi thường bị cận là từ 7 – 16 tuổi.

- 31/05/2017