Làm gì khi bị bệnh chốc đầu?

Tác giả: Đặng Ngọc Kiều Giang. Ngày đăng: 24-05-2017

Làm gì khi bị bệnh chốc đầu?.Bệnh chốc đầu là một bệnh nhiễm khuẩn da rất phổ biến, đặc trưng bởi các thương tổn cơ bản là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ, dập vỡ đóng vảy tiết. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị bệnh chốc đầu. Bệnh chốc đầu có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh chốc đầu là gì?

Bệnh chốc đầu là tình trạng bệnh nhiễm khuẩn ngoài da liên cầu khuẩn gây ra. Thường gặp ở mùa hè, với những nốt mụn nước trên đầu trẻ. Ban đầu mụn trong, sau đó có thể có mủ. Khi mụn nước vỡ ra thì để lộ lớp da tổn thương đỏ ở phía dưới. Dịch mụn chảy ra làm cho tóc bết lại. Các nốt mụn đóng vảy, tạo thành vảy chốc.

Bệnh chốc đầu tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu bị nặng thì nguy cơ bội nhiễm ở trẻ rất cao. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây biến chứng ở nhiều cơ quanh khác, như: Tim, thận, khớp,..vv..

Các thuốc điều trị bệnh chốc đầu

Dung dịch sát trùng:

Làm gì khi bị bệnh chốc đầu? hình 1

Trị bệnh chốc đầu bằng dung dịch sát trùng

Để điều trị bệnh chốc đầu thông dụng nhất là dùng nước muối 0,9% và dung dịch berberin có khả năng kìm hãm hay tiêu diệt vi khuẩn tại vết thương và xung quanh vết thương.

Nước muối dùng để rửa vết thương, nhưng nó có nhược điểm là độ mạnh diệt khuẩn không cao. Trong những trường hợp nặng thì nên dùng dung dịch kháng sinh nhẹ berberin.

Dung dịch berberin thường sử dụng để trị bệnh chốc đầu bằng dung dịch với nồng độ 0,1%. Ngoài tác dụng với vi khuẩn đường ruột, berberin còn có tác dụng kìm và tiêu diệt vi khuẩn ngoài da là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Khi rửa, chúng ta chỉ việc pha với nước hoặc thấm vào bông và lau vào nốt tổn thương là được.

Thuốc màu:

Làm gì khi bị bệnh chốc đầu? hình 2

Trị bệnh chốc đầu bằng thuốc xanh Methylen

Để điều trị bệnh chốc đầu có thể dung được nhiều thuốc màu nhưng có 2 loại phổ thông nhất là dung dịch xanh methylen và dung dịch chứa iốt.

Dung dịch xanh methylen có màu xanh đặc trưng. Thuốc có khả năng gắn kết với các tiểu thể trong vi khuẩn và làm hư hỏng chức năng của các tiểu thể này, làm phá vỡ các phản ứng ôxy hoá trong chuyển hoá dinh dưỡng của vi khuẩn làm vi khuẩn chết. Xanh methylen có bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Thuốc được bào chế trong các lọ nhỏ tiện dụng. Chỉ cần lấy tăm bông, thấm ướt xanh metylen và bôi lên nốt tổn thương.

Dung dịch có chứa iốt như cồn iốt, betadin, povidine.

Làm gì khi bị bệnh chốc đầu? hình 3

Trị bệnh chốc đầu bằng dung dịch có chứa i-ốt

Dung dịch có chứa iốt có khả năng sát khuẩn tốt và thích hợp để điều trị bệnh chốc đầu vì iốt phản ứng mạnh theo phản ứng trao đổi iôn với các enzym ôxy hoá khử ở màng tế bào vi khuẩn làm các enzym này mất tính năng. Chuỗi hô hấp tế bào bị phá vỡ và vi khuẩn sẽ không thể thực hiện chuyển hoá. Bên cạnh đó, iốt còn có khả năng làm biến tính các phân tử protein màng và xuyên màng, làm hư hỏng các protein này. Tính ổn định màng không được duy trì và vi khuẩn bị chết do mất màng bảo vệ.

Dùng dung dịch iốt rất đơn giản. Chỉ cần thấm vào tăm bông và chấm lên nốt tổn thương. Tốt nhất là dùng các dung dịch iốt đóng trong chai vì nồng độ iốt không quá cao, tránh gây ngộ độc. Các dung dịch cồn iốt thường có nồng độ iốt rất cao, dễ gây loét thêm và gây quá tải nồng độ iốt cho cơ thể.

Thuốc bột và thuốc mỡ dùng tại chỗ

Làm gì khi bị bệnh chốc đầu? hình 4

Trị bệnh chốc đầu bằng thuốc bột và thuốc mỡ

Để trị bệnh chốc đầu cò thể dung thuốc bột và thuốc mỡ bôi chủ yếu các kháng sinh dùng tại chỗ. Có 2 loại thông dụng là bột kháng sinh chlorocid và mỡ tetracyclin.

Bột kháng sinh chlorocid có khả năng kháng khuẩn mạnh, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời nó còn có chức năng hút dịch, tạo vẩy để che phủ tổn thương

chống nhiễm khuẩn bên ngoài. Kháng sinh chlorocid rất nhạy cảm với các vi khuẩn ngoài da và vi khuẩn đường ruột và tốt với các tổn thương dạng loét ngoài da. Chỉ cần rắc lên tổn thương.

Mỡ tetracyclin thường được bào chế dưới dạng týp nồng độ 3% cũng là một trong các loại thuốc được sử dụng để trị bệnh chốc đầu. Kháng sinh tetracyclin có khả năng kìm khuẩn do nó gắn vào tiểu phân 30S của ribosom làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Vi khuẩn bị kìm hãm sự phát triển dần dần bị tiêu diệt. Kháng sinh tetracyclin cũng là kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn ngoài da như tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Cách dùng mỡ này đơn giản, chỉ cần bôi lên nốt tổn thương trước khi đi ngủ.

Cùng chuyên mục

Benh vien da lieu hinh ava

Da được coi là một trong những bộ phận quan trọng đối với con người, để có một làn da đẹp có nhiều yếu tố tác động khác nhau. Bên cạnh vấn đề chăm sóc da đẹp thì khám, chữa bệnh về da được coi là vấn đề quan trọng. Bạn có thể tìm cho mình một địa chỉ khám và chữa bệnh về da từ tổng hợp danh sách ...

Da liễu

- 01/06/2017

Chua mun nhot sung tay hinh avatar

Bạn đang băn khoăn về cách chữa mụn nhọt sưng tấy như thế nào?.Nhọt thường xuất hiện đột ngột như một vết sưng, trong một vài ngày vết sưng đầy mủ, lớn hơn và đau hơn, nhọt xẩy ra bất cứ nơi nào trên da nhưng chủ yếu ở mặt, cổ, nách, mông, khu vực lông tóc.

Da liễu

- 29/05/2017

Mun o mong hinh avatar

Mụn nhọt ở mông có nguy hiểm không?.Hầu như ai cũng từng bị mụn nhọt ở mông. Ban đầu chỉ là một nốt nhỏ sưng đỏ, sau đó hình thành mủ, nhô đầu mụn màu trắng lên và vỡ ra. Tình trạng này không hề dễ chịu tí nào, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Da liễu

- 29/05/2017

Benh choc mep co nguy hiem khong hinh avatar

Bệnh chốc mép có nguy hiểm không?.Chốc mép do nhiều nguyên nhân, trong đó hay gặp nhất là chốc mép do virut, hay còn gọi là mụn rộp ở mép. Vậy cần làm gì để tránh tổn thương lan rộng là vô cùng quan trọng.

Da liễu

- 29/05/2017

Benh vien da lieu ha noi hinh ava

Địa chỉ 5 bệnh viện da liễu Hà Nội mà bạn nên biết. Tận tâm phục vụ, điều trị chính xác, nhanh và được phục vụ tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tết … là những lý do mang đến sự hài lòng của khách hàng khi điều trị các bệnh viện da liễu Hà Nội.

Da liễu

- 28/05/2017