Bệnh phong ngứa là gì?
Bệnh phong ngứa là tình trạng vùng da bị sưng đỏ phồng lên,có nhiều vết đỏ gây ngứa da rất khó chịu,bệnh phong ngứa còn có tên gọi khác là bệnh mề đay mẩn ngứa,nguyên nhân là do thể trạng cơ đia yếu và rất nhạy cảm,di ứng với thức ăn,hóa chất,di ứng với thời tiết,ô nhiễm môi trường.
Các nguyên nhân mắc bệnh phong ngứa
Bệnh phong ngứa là bệnh di truyền:
Cụ thể, trong gia đình đã có người bị phong ngứa thì nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Đặc biệt, bệnh phong ngứa dễ xuất hiện ở trẻ em nếu như mẹ bé trong thời gian mang thai ăn quá nhiều đồ hải sản hay thực phẩm nhiều chất đạm như: thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua…Tuy nhiên, còn tùy vào sự nhạy cảm của cơ thể mỗi bé thì bệnh có thể lây hay không.
Bệnh phong ngứa gây nguy hiểm cho người mắc bệnh
Bị phong ngứa do tác động môi trường sống:
– Người bệnh tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật, nấm mốc khói bụi thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến cơ thể nhạy cảm bị ứng gây ngứa da.
– Các loại thực phẩm thức uống có chứa thành phần gây dị ứng và các loại hóa chất có chứa chất bảo quản nếu để lâu bệnh sẽ thành mãn tính, dễ tái đi tái lại mỗi khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
– Tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời cũng khiến da bị nổi ban rải rác, gây ngứa nhất là ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như cánh tay, bàn tay.
– Đáng lưu ý nhất, bệnh phong thường xuất hiện ở người bị bệnh ban đỏ, tiểu đường, cường giáp, viêm mạch. Có thể gây viêm mạch máu, biểu hiện chảy máu dưới da, đau mỏi khớp toàn thân hoặc làm tổn thương chức năng phổi.
Ngoài ra, chức năng gan kém ở những người bị bệnh viêm gan, xơ gan cũng là nguyên nhân, do chức năng thải độc của gan kém, chất độc thải qua da gây nên tình trạng dị ứng da.
Triệu chứng của bệnh phong ngứa
Bệnh phong ngứa gây khó chịu cho người bị, khiến da xuất hiện những nốt mẩn đỏ hoặc trắng hơi sưng kích thước to nhỏ tùy vào mỗi người. Người bệnh càng gãi, chà xát tay lên vùng bị ngứa thì vết mẩn đỏ càng dài và da càng đỏ hơn thậm chí có thể chảy máu da.
Các nốt mẫn đỏ dễ thay đổi hình dạng, kích thước và lan rộng ra trên toàn thân có thể là cánh tay, bắp chân, đùi, cổ, lưng… chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.
Bệnh phong ngứa trên da
Những trường hợp bị nhiều lần mà không chữa hoặc bị lâu chữa không khỏi tái đi tái lại nhiều ngày kéo dài trên 6 tuần sẽ trở thành bệnh phong ngứa mãn tính. Bệnh phong ngứa là chứng bệnh thường cũng không thuộc dạng khó chữa dứt điểm. Nếu người bệnh phong ngứa để bệnh kéo dài nhiều năm, bệnh có thể có những biến chứng khác như: gây ngứa ngáy không thể kiểm soát được; ngủ không ngon; rối loạn giấc ngủ, vùng da bị tổn thương kho phục hồi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, theo các chuyên gia da liễu, số lượng trẻ mắc bệnh phong ngứa do di ứng thời tiết, thức ăn nhiều hơn so với người lớn. Trong đó, phụ nữ là đối tượng dễ bị bệnh phong ngứa mãn tính nhất.
Phương pháp phòng ngừa bệnh phong ngứa
Như ông bà xưa có câu “chữa bệnh không bằng ngừa bệnh”, vì thế mọi người nên chủ động phòng chống cho mình khỏi những tác nhân gây hại như trên.Tránh ăn quá nhiều hải sản, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai ngược lại bên cạnh đạm nên bổ sung nhiều vitamin, nước, canxi và trái cây giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, da dẻ được hồng hào tự nhiên. Việc thường xuyên tập thể dục cũng giúp ích nhiều cho người bệnh phong ngứa nâng cao sức khỏe, giúp tuần hoàn máu, thải độc và bài tiết cơ thể hiệu quả.
Lưu ý rằng, người bị bệnh phong ngứa cần cẩn thận khi tiếp xúc với các loại hóa chất ví dụ mỹ phẩm, khăn giấy, thậm chí là quần áo, mền gối…thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà cửa thoáng mát. Người dễ có làn da nhạy cảm dễ bị dị ứng với nhiệt độ thì nên tránh không nên tiếp xúc với môi trường có khả năng gây khó chịu cho da.