- Tiêm khớp
- Lấy nước dịch khớp
- Hỏi bệnh sử
- Khám thực thể
- Chẩn đoán cận lâm sàng
- Đọc kết quả xét nghiệm
- Đọc kết quả siêu âm
- Kê toa thuốc
- Theo dõi bệnh án
- Tái khám
- Đọc kết quả Xquang
- ...
Tôi bị trượt đốt sống L4, L5. Năm 2009 nhập viện bệnh viện chợ Rẫy để mổ, do lúc đó không đau nhiều thêm tâm lý sợ rủi ro bị liệt nên không mổ. Nay tôi bị đau nhiều, đi đứng bình thường nhưng nằm xuống nhất là khi dậy hoặc đang ngồi đứng lên đau lắm, đau ra 2 khớp háng luôn.
Cho tôi hỏi: Điều trị bảo tồn có khỏi không hay phải mổ ?
Chào bạn,
Việc phẫu thuật điều trị trượt đốt sống cổ được chỉ định khi:
- Trượt đốt sống có tổn thương rễ thần kinh.
- Trượt đốt sống có đau cột sống thắt lưng điều trị nội khoa đày đủ cơ bản nhưng thất bại.
- Trượt đốt sống tiến triển
Ngoài ra phải căn cứ vào hình ảnh X-quang và tình trạng mức độ của bạn để phán đoán.
Bạn vui lòng đến phòng khám để được bác sĩ khám và điều trị nhé.
Cảm ơn bạn.
Xin chào bác sĩ. Tôi vừa về hưu khoảng 6 tháng. Có lẽ do tuổi đã cao nên bệnh cứ kéo tới. Tôi cứ thấy đau nhức, làm tí việc nhà là rã rời bải hoải, chẳng thể bưng nổi vật nặng, hơi tí là muốn té ngã. Tôi thấy có nhiều người già bị loãng xương có triệu chứng giống tôi. Xin hỏi có đúng không ? Và nếu phải thì tôi nên trị ở đâu ? Tôi cảm ơn.
Chào bạn.
Thủ phạm chính gây ra loãng xương chính là vị thần thời gian. Khi con người bước qua cái tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ sau khi mãn kinh, các nội tiết tố giảm đi, quá trình Tạo xương không còn sung mãn như trước, đồng thời quá trình Hủy xương tăng lên và lấn lướt làm cho xương bị mất đi và trở nên xốp.
Thành phần chính tạo nên độ vững chắc cho xương là calcium (can xi). Lúc người ta còn trẻ, cơ thể sử dụng calcium để tạo ra xương mới. Khi chúng ta có tuổi, nếu lượng calcium trong máu không đủ, calcium sẽ bị lấy từ xương ra để chuyển đến phục vụ cho hoạt động ở các nơi khác của cơ thể, từ đó làm cho xương bị suy yếu. Calcium và vitamin D là nguyên liệu giúp cho việc tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương. Calcium và vitamin D được sử dụng vừa để dự phòng vừa để điều trị.
Ngoài nguyên nhân tăng Hủy xương nêu trên, còn một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác như:
Chế độ ăn uống quá ít calcium, ít đạm.
Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời.
Nghiện rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
Sử dụng thuốc corticosteroid (ví dụ như dexa) hàng ngày trong thời gian hơn 3 tháng.
Nằm bất động trên giường quá lâu.
Bị các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.
Bị bệnh thận mạn tính dẫn tới tăng đào thải calcium, bệnh đường tiêu hóa mạn tính gây giảm hấp thu calcium và vitamin D.
Cường tuyến cận giáp, thiểu năng sinh dục.
Người quá nhẹ cân, lúc nhỏ bị còi xương, suy dinh dưỡng
Tại TPHCM, bạn có thể đến khám tại phòng khám Ngoại thần kinh EXSON- BS Võ Xuân Sơn chủ trị
Địa chỉ : 722 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TPHCM
Sdt : 08 38 570 570
Lịch khám : T2- T7 7h-17h
Phòng khám EXSON rất đông khách nên bệnh nhân phải đặt lịch trước khi đến khám. Nếu bạn muốn khám tại EXSON, xin vui lòng đặt lịch khám thông qua Finizz.com - trang web đặt lịch nhanh chóng và HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Chúc bạn sức khỏe
Mình thấy chỗ TS.BS Võ Xuân Sơn (EXSON) rất được nhiều người nhắc đến vì BS Xuân Sơn này là chuyên gia về Cột sống – Tủy sống, Xương Khớp và Đau hàng đầu hiện nay. Chúc các mẹ mau lành bệnh.