Colchicin được dùng để dự phòng và điều trị bệnh gút cấp.
Không dùng Colchicin cho những bệnh nhân sau:
- Bệnh nhân suy thận nặng.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân có nguy cơ bị glôcôm góc hẹp hoặc bí đái.
Colchicin làm tăng tác dụng của các thuốc an thần, thuốc chống đông, chất ức chế enzyme khử HMC-CoA, cyclosporin, erythromycin, gemfibrozil, chất ức chế miễn dịch và niacin. Colchicin làm giảm hấp thu vitamin B12 do tác động độc với niêm mạc ruột non. Sự hấp thu này có thể được hồi phục
Các tác dụng không mong muốn thường gặp là: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy ra nước hay ra máu, đau quặn bụng.
Các tác dụng không mong muốn của colchicin có liên quan đến liều dùng. Tăng độc tính của colchicin có thể dẫn đến rối loạn chức năng gan. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào sau đây, phải giảm liều dùng hoặc ngưng dùng thuốc: viêm thần kinh ngoại biên, yếu cơ.
Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng hay tiêu chảy thường xảy ra ở bệnh nhân đang bị loét dạ dày hoặc co thắt ruột.
Cũng có thể bị nổi mề đay, thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, hoặc thiếu tiêu cầu, viêm da, ban xuất huyết, rụng tóc.
ở liều độc, colchicin có thể gây tiêu chảy nặng, tổn thương mạch máu nói chung, tổn thương thận với thiểu niệu ra huyết.
Chú ý: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.
Cảnh báo và thận trọng:
Không nên điều trị lâu dài bằng Colchicin vì có thể gây thiếu máu bất sản, mất bạch hạt, bệnh cơ và mất tóc. Sử dụng quá liều có thể gây tổn thương thận, suy nhược thần kinh trung ương, xuất huyết ruột. Có thể gây chết do liệt cơ và suy thận. Nên giảm liều dùng nếu thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn và tiêu chảy.
Đặc biệt cẩn thận khi dùng cho người cao tuổi và bệnh nhân thể trạng yếu.
Không nên sử dụng thuốc cho trẻ em.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
- Phụ nữ có thai: Không dùng Colchicin cho phụ nữ có thai.
- Phụ nữ cho con bú: Colchicin được bài tiết vào sữa mẹ. Người ta chưa thấy trẻ bị ngộ độc qua đường sữa mẹ nhưng người mẹ có thể tránh làm nồng độ thuốc cao trong sữa bằng cách uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ và cho con bú sau 8 giờ.
- Đợt gút cấp:
Người lớn: Uống 1mg, sau đó 0,25 mg mỗi 1-3 giờ cho đến khi kiểm soát được tình trạng bệnh hoặc khi bắt đầu tiêu chảy. Tổng liều Colchicin trung bình uống trong một đợt điều trị là 4- 6 mg. Đau và sưng khớp thường giảm sau 12 giờ và hết hẳn sau khi dùng thuốc 48 - 72 giờ. Nếu uống lại thì đợt uống mới phải cách lần uống cũ 2 -3 ngày nếu không có thể gây tích tụ thuốc gây độc.
- Điều trị dự phòng bệnh gút: 0,5 - 1,5 mg/ ngày.
Sử dụng quá liều:
Liều gây độc là khoảng 10mg, liều gây chết là trên 40 mg.
Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi uống thSuốc từ 1 - 8 giờ: đau bụng nhiều và lan toả, nôn nhiều, liệt ruột, ỉa chảy nhiều có thể có máu. Ngoài ra còn có thể bị viêm dạ dày, đau khớp, hạ calci huyết, sốt, phát ban, kể cả ban như sốt hồng ban, sau đó là mất nước dẫn đến thiểu niệu. Tổn thương thận dẫn đến thiểu niệu và đái ra máu. Gan to và các transaminase tăng rất cao. Tổn thương mạch nặng gây sốc và truỵ tim mạch. Các rối loạn về máu (tăng bạch cầu rồi sau đó là giảm bạch cầu và tiểu cầu do tổn thương tuỷ), thở nhanh, rụng tóc (vào ngày thứ 10). Nhược cơ nặng và có thể liệt thần kinh trung ương đi lên trong lúc bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Tiên lượng khó khăn. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 do rối loạn nước- điện giải, suy hô hấp, truỵ tim mạch và nhiễm trùng máu.
Không có điều trị đặc hiệu cho ngộ độc và quá liều Colchicin. Tăng đào thải thuốc bằng rửa dạ dày rồi sau đó là hút tá tràng và dùng than hoạt. Các biện pháp điều trị hỗ trợ là phục hồi cân bằng nước - điện giải, dùng kháng sinh toàn thân và kháng sinh đường tiêu hoá với liều cao, có thể tiêm Atropin hay Morphin để giảm đau bụng, dùng trị liệu chống sốc, cho thở Oxy để đảm bảo trao đổi hô hấp tốt. Nếu có suy chức năng thận thì có thể phải lọc thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc.
Đang cập nhật