Điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn tính ổn định, nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 12 giờ đầu)
Dự phóng sau nhồi máu cơ tim, lọan nhịp nhanh trên thất.
Sốc tim, suy tim không bù trừ, blốc nhĩ thất độ II và độ III, chậm nhịp tim có biểu hiện lâm sàng không được kết hợp với verapamil
Dùng đồng thời với verapamil có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, blốc tim và tăng áp lực tâm thất cuối tâm trương.
Với diltiazem có thể gây chậm nhịp tim nặng, đặc biệt ở những ngừoi đã bị suy t6am thất hoặc dẫn truyền không bình thường từ trước.
Không nên dùng đồng thời với nifedipin, các thuốc làm giảm catecholamin, prazosin, quinidin, thuốc chống lọan nhịp tim nhóm 1, ergotamin, các thuốc gây mê đường hô hấp.
Các tác dụng phụ thường gặp là mệt mỏi, yếu cơ, tiêu chảy, buồn nôn, tim đập chậm. Hiếm khi bị rối lọan giấc ngủ, chónh mặt, nhức đầu, giảm tiểu cầu, rối lọan thị giác.
Dùng rất thận trọng trong những trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai
- Không nên sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú
- Người bị hen phế quản và người bệnh phổi tắc nghẽn khác.
- Dùng đồng thời với thuốc gây mê theo đường hô hấp.
- Điều trị kết hợp với digitalis hoặc với các thuốc chống lọan nhịp nhóm I, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng (do có tác dụng hiệp đồng trên cơ tim)
- Bệnh nhân suy thận nặng.
Tăng huyết áp: liều khởi đầu 25-50mg/ngày/lần. Nếu vẫn chưa đạt đáp ứng tối ưu trong 1 hoặc 2 tuần, nên tăng liều lên đến 100mg/ngày hoặc kết hợp với thuốc giãn mạch ngọai biên.
Đau thắt ngực: liều bình thường là 50-100mg/ngày.
Loạn nhịp nhanh trên thất: liều bình thường là 50-100mg/ngày.
Nhồi máu cơ tim: cần điều trị sớm. Uống sau khi tiêm tĩnh mạch, dùng thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.giảm liều ở các bệnh nhân suy thận.
Đang cập nhật