AMBROXOL

Chỉ định

Thuốc để làm kiềm hóa, được chỉ định dùng trong nhiễm toan chuyển hóa, kiềm hóa nước tiểu hoặc dùng làm thuốc kháng acid (dạ dày).
Nếu nhiễm toan chuyển hóa mạn (nhiễm toan do tăng urê máu hoặc nhiễm toan ống thận): Nên dùng đường uống.
Natri bicarbonat tiêm tĩnh mạch hiện nay thường chỉ dành cho người bệnh bị nhiễm acid nặng (pH máu < 7,0) với mục đích để nâng pH máu tới 7,1.
Nhiễm acid chuyển hóa kèm theo giảm oxygen – mô, đặc biệt nhiễm acid lactic, ý kiến còn tranh luận.

Chống chỉ định

Các dung dịch tiêm truyền: Chống chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch natri bicarbonat trong trường hợp nhiễm kiềm hô hấp và nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm thông khí, tăng natri huyết; và trong những tình huống mà việc cung cấp thêm natri là chống chỉ định, như suy tim, phù, tăng huyết áp, sản giật, tổn thương thận.
Thuốc chống acid dạng uống: Viêm loét đại, trực tràng, bệnh Crohn, hội chứng tắc, bán tắc ruột, hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

Tương tác thuốc

Natri bicarbonat làm kiềm hóa nước tiểu, nên có thể làm giảm sự thải trừ quinidin, amphetamin, pseudoephedrin, các thuốc cường giao cảm khác; vì vậy làm tăng độc tính các thuốc này.
Natri bicarbonat có thể tương tác với lithi, làm tăng sự thải trừ lithi.
Tránh dùng natri bicarbonat với rượu.
Khi dùng phối hợp natri bicarbonat với sucralfat, cần chú ý là sucralfat có hiệu quả nhất trong môi trường acid. Do đó, hiệu quả sẽ giảm nếu dùng với thuốc chống acid.
Sự hấp thu của một số lớn các thuốc giảm đi hoặc chậm lại khi phối hợp với uống thuốc chống acid. Có thể kể một số thuốc sau: digoxin, các tetracyclin, ciprofloxacin, rifampicin, clopromazin, diflunisal, penicilamin, warfarin, quinidin và các thuốc kháng cholinergic.
Tương kỵ:
Natri bicarbonat tương kị với rất nhiều loại thuốc. Vì vậy, không nên thêm các thuốc khác vào dung dịch natri bicarbonat. Có thể xảy ra kết tủa các carbonat không tan. Có thể sinh ra carbon dioxid, khi ion bicarbonat bị khử trong dung dịch acid.
Không được truyền natri bicarbonat, đồng thời với các dung dịch có chứa các ion calci hoặc magnesi.
Natri bicarbonat có thể phối hợp với các thuốc chống acid khác để tạo ra các biệt dược khác nhau.
Natri bicarbonat có thể phối hợp với aspirin để làm giảm độ acid của aspirin trong một số biệt dược.
Natri bicarbonat thường có trong các dung dịch thẩm tách máu hoặc các dung dịch điện giải.
Trong các dung dịch tiêm truyền natri bicarbonat, không được thêm bất cứ thuốc nào vào, trừ khi đã biết rõ là tương hợp với nhau.

Tác dụng phụ

Dùng quá nhiều natri bicarbonat có thể gây nhiễm kiềm chuyển hóa, phù.
Cần chú ý đặc biệt đến khả năng gây giảm kali huyết và tăng natri huyết.
Khi dùng uống, tác dụng có hại chủ yếu là ở đường tiêu hóa. Ðã thấy gây ỉa chảy nhẹ nhưng rất hiếm.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Các dung dịch tiêm truyền:
Natri bicarbonat chỉ được tiêm truyền tĩnh mạch vì nếu tiêm ra ngoài tĩnh mạch có thể gây hoại tử mô.
Tất cả các cách điều trị với dung dịch đệm pH đều có nguy cơ gây quá liều. Nếu bị nhiễm kiềm sẽ gây nguy cơ giảm kali huyết và tăng độ thẩm thấu trong huyết thanh. Trong trường hợp nhiễm kiềm, hoạt tính phân hủy các ose tăng lên, gây ra nguy cơ giảm glucose huyết, đặc biệt là nếu người bệnh không còn dự trữ glycogen ở gan.
Ðể tính toán mức độ natri bicarbonat cần dùng tiếp và cũng để tránh dùng quá mức, cần phải định lượng độ kiềm toan sau khi đã dùng được 100 – 300ml dung dịch natri bicarbonat.
Trường hợp nhiễm acid trong đái tháo đường điều trị bằng insulin, nguy cơ dùng quá liều natri bicarbonat càng phải quan tâm đặc biệt.
Thuốc chống acid dạng uống: Natri bicarbonat là thuốc chống acid trực tiếp và khá mạnh. Cần tránh dùng kéo dài với liều cao.

Chú ý đề phòng

Dung dịch tiêm truyền:
Cần đặc biệt chú ý đến khả năng giảm kali huyết.
Nếu việc cung cấp natri là chống chỉ định, nhưng chức năng thận không bị tổn thương, nên kiềm hóa bằng dung dịch THAM.
Nguy cơ tăng natri huyết và tăng độ thẩm thấu ở các người bệnh bị suy tim và suy thận, rồi dẫn đến nguy cơ tăng khối lượng máu và phù phổi.
Thời kỳ mang thai: Các dung dịch tiêm truyền: Không thể đoán trước được các tác dụng có hại khi truyền natri bicarbonat cho người mang thai. Tuy nhiên, cần tránh dùng khi bị sản giật. Thuốc chống acid dạng uống: Chưa xác định được tính an toàn cho người mang thai. Vì vậy không nên dùng cho người mang thai, trừ khi thầy thuốc đã cân nhắc kỹ về lợi ích so với nguy cơ và không có biện pháp nào khác thay thế.
Thời kỳ cho con bú: Dung dịch tiêm truyền: Không thể đoán trước được các tác dụng có hại khi tiêm truyền natri bicarbonat cho người đang cho con bú.
Thuốc chống acid dạng uống:
Tránh dùng lâu dài với liều cao hơn liều khuyến cáo ở người bệnh mở thông đại tràng.
Không dùng thuốc cho người bệnh có chức năng thận kém hoặc người bệnh đang thẩm tách (vì có thể gây ra tăng hàm lượng nhôm và/hoặc hàm lượng magnesi trong máu).
Thuốc chống acid dạng uống: Chưa có đầy đủ số liệu, nhưng việc dùng cho người cho con bú không phải là một chống chỉ định khi dùng liều bình thường.

Liều lượng

Các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch:
Ðiều trị đệm dùng natri bicarbonat mà không xét nghiệm trước độ kiềm – toan chỉ được tiến hành trong tình huống có đe dọa tính mạng. Lượng dung dịch tiêm natri bicarbonat được dùng, cần xác định dựa vào trị số khí máu động mạch và tính toán theo công thức sau:
Nếu không xét nghiệm được khí máu động mạch (ABGs), thì theo cách điều trị kinh nghiệm, tiêm chậm vào tĩnh mạch lúc đầu 1mEq/kg (1mmol/kg); rồi sau 10 phút dùng không quá 0,5mEq/kg (0,5mmol/kg).
Nếu xác định được ABGs, liều natri bicarbonat có thể tính dựa vào mức thiếu kiềm như sau: Liều natri bicarbonat (mmol) = mức thiếu kiềm (mmol/l) 0,3 thể trọng (kg). (Hệ số 0,3 tương ứng với dịch ngoài tế bào so với dịch toàn cơ thể). Việc điều chỉnh nhiễm acid chuyển hóa không nên tiến hành quá nhanh. Vì vậy, bắt đầu chỉ nên dùng liều bằng 1/2 liều tính toán được. Sau đó cần xét nghiệm lại khí trong máu rồi mới tiếp tục điều trị.
Cách dùng: Chỉ được tiêm truyền tĩnh mạch với tốc độ như sau:
Dung dịch tiêm natri bicarbonat 4,2%: Tới 40 giọt/phút = 120ml/giờ.
Dung dịch tiêm natri bicarbonat 7,5% hoặc 8,4%: Khoảng 20 – 40 giọt/phút = 60 – 120ml/giờ.
Khi tiêm truyền dung dịch có nồng độ cao không pha loãng, chỉ được truyền qua ống thông vào tĩnh mạch trung tâm và tốt nhất là vào tĩnh mạch chủ.
Khi truyền cho trẻ em, dùng dung dịch 0,5 mEq/ml hoặc pha loãng dung dịch 1mEq/ml theo tỉ lệ 1:1 với nước cất vô khuẩn.
Thuốc chống acid dạng uống: Nhai nhẹ viên thuốc trước khi nuốt.
Người lớn: 500mg/lần, 3 lần/ngày, sau khi ăn.
Trẻ em 11 – 14 tuổi: 1000mg, chia làm 2 – 3 lần/ngày.
Trẻ em 8 – 10 tuổi: 250mg/lần, 3 lần/ngày.
Kiềm hóa nước tiểu: 10g/ngày, uống chia thành nhiều liều cùng với nhiều nước.

Giá tham khảo

Đang cập nhật