Trong lâm sàng thường dùng ở các trường hợp sau:
- Viêm màng não do trực khuẩn Gram âm.
- Viêm đường dẫn mật.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Viêm phế quản mãn tính đợt cấp tính.
- Thương hàn.
- Quá mẫn cảm với nhóm Ampicilline.
- Nhiễm virus nhóm Herpes nhất là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
Không nên phối hợp Ampicilline với Allopurinol để tránh tăng nguy cơ gây phản ứng ở da.
- Biểu hiện dị ứng: sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu, phù Quinck, hiếm khi gặp sốc phản vệ.
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
- Phản ứng máu có thể phục hồi: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Mẩn đỏ ngoài da dạng nốt sần do nguyên nhân dị ứng hay không.
- Viêm thận kẽ cấp tính.
Chú ý đề phòng:
- Cần thử phản ứng dưới da trước khi dùng. Trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với Ampicilline thì tuyệt đối không được dùng.
- Ðể giảm bớt đau tại chỗ thì cần tiêm sâu, tiêm chậm.
- Thuốc đã hoà tan cần tiêm ngay. Nếu muốn để lại cần để vào tủ lạnh nhưng không quá 24 giờ.
Thận trọng lúc dùng:
- Lưu ý nguy cơ xảy ra dị ứng chéo với các kháng sinh thuộc họ Cephalosporin.
- Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, liều được điều chỉnh theo hệ số thanh thải creatinin hoặc theo hệ số creatinin huyết.
- Khi tiêm phải hoà tan với 2 - 3 ml nước cất pha tiêm.
- Người lớn:
+ Tiêm bắp: Mỗi lần 0,5 - 1 gam. Tiêm 2 - 4 lần/24 giờ.
+ Tiêm tĩnh mạch: Mỗi lần hoà tan 1 - 2 gam trong 100 ml dịch truyền. + Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. Truyền 3 - 4 lần/24 giờ.
- Trẻ em: Tuỳ theo trọng lượng cơ thể, từ 50 - 100 mg/kg/24 giờ.
Đang cập nhật