Thuốc tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các trường hợp:
Các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen.
Các bệnh nhân sau mổ và cấp cứu để phòng các biến chứng ở phổi
Người bệnh đã biết quá mẫn với ambroxol.
Loét dạ dày tá tràng tiến triển
Dùng ambroxol với kháng sinh (amoxycilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. Chưa có báo cáo về tương tác bất lợi với các thuốc khác trên lâm sàng
Tác dụng không mong muốn (ADR):
Thường gặp, ADR > 1/100Tiêu hóa: Tai biến nhẹ, chủ yếu sau khi tiêm như ợ nóng, khó tiêu, đôi khi buồn nôn, nôn.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Dị ứng, chủ yếu phát ban.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000: Phản ứng kiểu phản vệ cấp tính, nặng, nhưng chưa chắc chắn là có liên quan đến ambroxol, miệng khô, và tăng các transaminase
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng điều trị nếu cần thiết
Cần chú ý với người bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu, vì ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và làm xuất huyết trở lại
Thời kỳ mang thai:
Chưa có tài liệu nói đến tác dụng xấu khi dùng thuốc trong lúc mang thai. Dù sao cũng cần thận trọng khi dùng thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thời kỳ cho con bú:
Chưa có thông tin về nồng độ của bromhexin cũng như ambroxol trong sữa
Uống: uống với nước sau khi ăn.
Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 30 mg/lần, 3 lần/ngày. Sau đó ngày 2 lần nếu dùng kéo dài.
Trẻ em 5 - 10 tuổi: 15 mg/lần, ngày 3 lần. Sau đó ngày 2 lần nếu dùng kéo dài
Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: 15 mg/lần, ngày 2 - 3 lần.
Trẻ em 5 - 10 tuổi: 7,5 mg/lần, ngày 2 - 3 lần.
Khí dung:
Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 15 mg/lần, ngày 1 - 2 lần.
Trẻ em 5 - 10 tuổi: 7,5 mg/lần, ngày 2 - 3 lần
55.0 VNĐ/Lọ