Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
Bệnh lậu.
Nhiễm khuẩn đường mật.
Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin
Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicilin nào
Hấp thu amoxicilin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày, do đó có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin.
Khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin hoặc ampicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của ampicilin, amoxicilin.
Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin
Những tác dụng không mong muốn sau đây có thể xảy ra liên quan đến việc dùng amoxicilin.
Thường gặp, ADR > 1/100: Ngoại ban (3 - 10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens - Johnson.Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Gan: Tăng nhẹ SGOT.
Thần kinh trung ương: Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt.
Máu: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt
Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.
Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những người bệnh có tiền sử dị ứng với penicilin hoặc các dị nguyên khác, nên cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các dị nguyên khác.
Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens - Johnson, phải ngừng liệu pháp amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicilin hoặc cephalosporin nữa
Thời kỳ mang thai:
Sử dụng an toàn amoxicilin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc này khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng amoxicilin cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
Vì amoxicilin bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú
Liều uống:
Liều thường dùng là 250 mg - 500 mg, cách 8 giờ một lần.
Trẻ em đến 10 tuổi có thể dùng liều 125 - 250 mg, cách 8 giờ một lần.
Trẻ dưới 20 kg thường dùng liều 20 - 40 mg/kg thể trọng/ngày.
Liều cao hơn, uống liều duy nhất hoặc trong các đợt ngắn, được dùng trong một vài bệnh:
Liều 3 g, nhắc lại một lần nữa sau 8 giờ để điều trị ápxe quanh răng hoặc nhắc lại sau 10 - 12 giờ để điều trị nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu không biến chứng.
Ðể dự phòng viêm màng trong tim ở người dễ mắc, cho liều duy nhất 3 g, cách 1 giờ trước khi làm thủ thuật như nhổ răng.
Dùng phác đồ liều cao 3 g amoxicilin 2 lần/ngày cho người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng hoặc tái phát.
Nếu cần, trẻ em 3 - 10 tuổi viêm tai giữa có thể dùng liều 750 mg/lần, 2 lần mỗi ngày, trong 2 ngày.
Liều tiêm:
Tiêm bắp amoxicilin với liều 500 mg, cách 8 giờ một lần. Ðối với trường hợp nặng có thể dùng 1 g/lần, cách nhau 6 giờ, bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 - 4 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong 30 - 60 phút.
Trẻ em cho tới 10 tuổi có thể tiêm 50 - 100 mg/kg thể trọng/ngày, chia thành liều nhỏ.
Ðối với người suy thận, phải giảm liều theo hệ số thanh thải creatinin:
Cl creatinin < 10 ml/phút: 500 mg/24 giờ.
Cl creatinin > 10 ml/phút: 500 mg/12 giờ
50.0 VNĐ/lọ