CALCI GLUBIONAT KABI

Chỉ định

-Co cứng cơ do hạ Calci huyết và rối loạn thần kinh cơ liên quan.
-Tình trạng thiếu Calci mãn tính, còi xương, nhuyễn xương và loãng xương ở những bệnh nhân mà việc sử dụng Cacil dạng uống không đạt hiệu quả tốt.
- Ngộ độc fluoride.
- Hạ Calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ Calci huyết, do tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu Calci huyết khi thay máu.
- Tăng kali huyết, tăng magnesi huyết.
-Quá liều thuốc chẹn Calci hoặc ngộ độc ethylene glycol.
- Sau truyền máu khối lượng lớn chứa Calci citrate gây giảm Ca ²+ máu.

Chống chỉ định

Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng Calci huyết; u ác tính tính phá hủy xương; Calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).

Tương tác thuốc

- Những thuốc sau đây ức chế thải trừ Cacil qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlothalidon, thuốc chống co giật.
- Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracycline, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt kẽm, và những chất khaongs thiết yếu khác.
- Calcin làm tăng độc tính đối với tim của các glycoside digitalis vì tăng nồng độ Cacil huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycoside tim.
- Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu Calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn có phytat, oxalate làm giảm hấp thu Calci vì tạo thành những phức tạp khó hấp thu.
- Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen, mộ số thuốc chống co giật cũng làm giảm Calci huyết.
-Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ Calci huyết.

Tác dụng phụ

-Thường gặp:
+ Tuần hoàn: Hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi.
+ Tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nô, nôn.
+ Da: Đỏ da, đau hoặc nóng nơi tiêm, cảm giác ngứa buốt. Đỏ bừng và/hoặc có cảm giác ấm lên hoặc nóng.
- Ít gặp:
+ Thần kinh: vã mồ hôi
+ Tuần hoàn: Loạn nhịp, rối loạn chức năng cấp.
- Hiếm gặp: Huyết khối
Thông báo cho Bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn khi sử dụng.

Chú ý đề phòng

-Tránh tiêm tĩnh mạch quá nhanh (trên 5ml/phút) và thaots ra ngoài tĩnh mạch; dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu; tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần kểm tra thường xuyên kiểm tra huyết; tránh nhiễm toan chuyển hóa, (chỉ dùng 2-3 ngayfsau đó chuyển sang dùng các muối Calci khác). Phải tránh dùng Calci tiêm cho người bệnh đang dùng glycoside trợ tim; trường hợp thật cần thiết, Calci phải tiêm chậm với lượng nhỏ và theo dõi chặt chẽ điện tâm đồ.

Liều lượng

- Tiêm tĩnh mạch chậm (3 phút cho 10 ml); theo dõi nhịp tim.
- Tuyệt đối không được tiêm dưới da.
- Người lớn: 10 ml, 1 – 3 lần/ngày
- Trẻ em: 5 – 10ml, 1 lần/ngày.
Trường hợp hạ Calci huyết nặng ở trẻ còn bú hoặc trẻ nhũ nhi, liều thông thường là 40 -80 mg Calci nguyên tố/kg/24 giờ (khoảng 4 – 9 ml) bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch, trong tối đa 3 ngày. Việc điều trị sau đó được chuyển sang dạng uống.

Giá tham khảo

5.0 VNĐ/Ống

Thuốc liên quan