Các bệnh tuyến giáp có tăng năng tuyến giáp kèm theo.
Ung thư tuyến giáp phụ thuộc hormon kích giáp. Bệnh huyết học nặng. Suy gan. Đang cho con bú.
Bất kỳ lượng tăng thể tích tuyến giáp nào cũng phải làm ta ngờ tới chứng giảm năng tuyến giáp do dùng quá liều. Có thể xảy ra giảm bạch cầu cùng với sốt, viêm họng, nhiễm khuẩn hay mất bạch cầu hạt hoặc bất sản tủy xương, đôi khi đột xuất. Lúc đó phải ngừng dùng thuốc và khẩn cấp thực hiện đếm huyết cầu. Phản ứng dị ứng da (ngứa, mẩn da, ban), sốt, ban đỏ, đau khớp, đau cơ hay cứng cơ cũng đòi hỏi phải ngừng điều trị.
- Chú ý đề phòng:
Mọi bệnh nhân dùng thuốc phải được biết là nếu xảy ra sốt, viêm họng hay bất kỳ chứng nhiễm khuẩn nào, cần thực hiện đếm huyết cầu ngay. Không dùng thuốc nếu chưa khẳng định sinh học về tăng năng tuyến giáp. Giám sát đếm huyết cầu toàn phần và lượng chênh lệch trước khi bắt đầu điều trị, sau đó thực hiện hằng tuần (nguy cơ tần số mất bạch cầu hạt dao động quanh 0,7% trong sáu tuần đầu của liệu trình).
- Lúc có thai:
Tuyến giáp của thai nhi phát triển rất sớm nhưng bắt đầu gắn iod vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Mặc dù có nguy cơ giảm sút chức năng tuyến giáp của thai, khi cần thiết vẫn duy trì điều trị bằng cách chỉ định liều dùng thích hợp cho thai phụ. Điều trị được tiếp tục ở liều thấp nhất có thể, để giữ tuyến giáp của người mẹ được bình thường và tránh giảm năng tuyến giáp của thai do lượng Carbimazol nào đó khuếch tán qua nhau thai. Trong thực tế, cung cấp them L-thyoxin cho người mẹ thường không tác dụng lên thai vì hormone này rất ít đi qua nhau thai. Mặt khác trong bối cảnh này cần tạo cân bằng tuyếp giáp cho trẻ sơ sinh.
Cần tránh cho con bú vì thuốc đi vào sữa mẹ.
Khởi đầu: liều tải trong 1 - 2 tháng, sau đó giảm dần xuống liều duy trì trong 3 - 4 tháng, tiếp tục theo dõi trong 12 - 18 tháng.
Liều lượng và thời gian điều trị được gia giảm với từng trường hợp với từng trường hợp, phụ thuộc vào khám bệnh lâm sàng và kết quả khám nghiệm sinh học.
Đang cập nhật