FURACIN 125

Chỉ định

Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra: Nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa ở đường hô hấp dưới, Viêm tai giữa và viêm xoang tái phát, viêm amidan và viêm họng tái phát. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng. Điều trị bệnh Lyme thời kỳ đầu biểu hiện bằng chứng ban đỏ loang do Borrelia burgdorferi.

Chống chỉ định

Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.

Tương tác thuốc

Giảm tác dụng: Ranitidin với natri bicarbonat làm giảm sinh khả dụng của cefuroxim axetil. Nên dùng cefuroxim axetil cách ít nhất 2 giờ sau thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2, vì những thuốc này có thể làm tăng pH dạ dày.
Tăng tác dụng: Probenecid liều cao làm giảm độ thanh thải cefuroxim ở thận, làm cho nồng độ cefuroxim trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn.
Tăng độc tính: Aminoglycosid làm tăng khả năng gây nhiễm độc thận.

Tác dụng phụ

Thường gặp: ỉa chảy, ban da dạng sần.
Ít gặp : Phản ứng phản vệ, nhiễm nấm Caridida. Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thử nghiệm coombs dương tính. Buồn nôn, nôn. Nổi mề đay, ngứa. Tăng creatinin trong huyết thanh.
Hiếm gặp: Sốt. Thiếu máu tan máu. Viêm đại tràng màng giả. Ban đỏ đa hình, hội chứng Steven – Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc. Vàng da, ứ mật, tăng nhẹ AST và ALT. Nhiễm độc thận có tăng tạm thời ure huyết, creatinin huyết, viêm thận kẽ. Cơn co giật ( nếu liều cao và suy thận), đau đầu, kích động. Đau khớp.
Cách xử trí: Ngừng sử dụng cefuroxim khi bị dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn. Trường hợp dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn quá nghiêm trọng cần tiến hành điều trị hỗ trợ ( duy trì thông khí và sử dụng adrenalin, oxygen, tiêm tĩnh mạch corticosteroid ). Khi viêm đại tràng thể nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Với các trường hợp vừa và nặng, cho truyền dịch và chất điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng metronidazol.
→ Thông báo thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Chú ý đề phòng

Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefuroxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc các thuốc khác. Với cefuroxim, phản ứng quá mẩn chéo với penicilin có tỷ lệ thấp. Mặc dù ceferoxim hiếm khi gây biến đổi chức năng thận, vẩn nên kiểm tra thận khi điều trị bằng cefuroxim nhất là ở người bệnh ốm nặng đang dùng liều tối đa. Nên thận trọng khi cho người bệnh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh vì có thể có tác dụng bất lợi đến chức năng thận. Dùng cefuroxim dài ngày có thể làm cách chủng không ngạy cảm phát triển quá mức. Nếu bị bội nhiễm nghiêm trọng thì trong khi điều trị phải ngừng sử dụng thuốc. Nên hết sức thận trọng khi kê đơn cefuroxim cho người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Đã ghi nhận tăng nhiễm độc thận khi dùng đồng thời các kháng sinh aminoglycosid và cephalosporin. Người cao tuổi không phải thận trọng đặc biệt khi uống quá liều tối đa thông thường 1g mỗi ngày.
Người mang thai và cho con bú: Cephalosporin thường được xem là an toàn sử dụng trong khi mang thai. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chặc chẽ trên người mang thai còn chưa đầy đủ nên chỉ dùng thuốc cho người mang thai nếu thật cần thiết cefuroxim bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp, nhưng nên quan tâm khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa và nổi ban.
Người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc an toàn cho người đang vận hành máy móc hay láy tàu xe.

Liều lượng

Liều chỉ định thông thường là 7 ngày (từ 5 - 10 ngày). Nên uống thuốc cùng với bữa ăn để đạt hiệu quả tối ưu.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
+ Viêm phế quản hoặc viêm phế quản cấp,nhiễm khuẩn thứ phát hoặc trong nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng: Uống 250 - 500 mg, 12 giờ 1 lần.
+ Viêm họng, viêm xoang hàm, viêm amidan: uống 250 mg, 12 giờ một lần. Đợt kịch phát cấp chứng: Uống 250 – 500 mg, 12 giờ một lần. Bệnh lậu cổ tử cung, niệu đạo không biến chứng, bệnh lậu trực tràng không biến chứng ở phụ nữ: uống liều duy nhất 1g. Bệnh Lyme mới mắc phải: Uống 500 ng, ngày 2 lần.
Trẻ em 3 tháng đến 12 tuổi:
Nên uống thuốc với nước ép trái cây hoặc sữa.Thuốc pha xong cần uống ngay lập tức. Liều 10 mg/kg thể trọng đối với phần lớn nhiễm khuẫn, viêm họng, viêm amidan
Trẻ 3 - 6 tháng tuổi (4-6 kg cân nặng): liều 40-60 mg /1 lần, 2 lần/ngày, tối đa 500 mg /ngày.
Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi (6-12 kg): liều 60-120 mg /lần, 2 lần /ngày, tối đa 500 mg/ngày.
Trẻ 2 - 12 tuổi (12-20 kg):liều 125 mg/lần/ngày, tối đa 500 mg/ngày.Liều 20 mg/kg thể trọng trong viêm tai giữa, viêm xoang hàm, chốc lở và các nhiễm khuẩn nặng hơn. Trẻ 3 - 6 tháng tuổi (4-6 kg cân nặng):liều 60-90 mg/lần, 2 lần/ngày, tối đa 1000mg/ngày. Trẻ 6 tháng - 2 tuổi (6-12 kg):liều 90-180 mg/lần, 2 lần/ngày, tối đa 1000 mg/ngày. Trẻ em 2-12 tuổi (12-20 kg):liều 180-250 mg/lần, 2 lần/ngày, tối đa 1000 mg/ngày.
Hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc

Giá tham khảo

2.0 VNĐ/Gói

Thuốc liên quan