EZDIXUM

Chỉ định

Được chỉ định cho các trường hợp:

+ Loét dạ dày-tá tràng có Helicobacteri pylori.

+ Hội chứng Zollinger-Ellison.

+ Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản nặng (viêm thực quản trợt xướt, loét hoặt thắt hẹp được xác định bằng nội soi).

Chống chỉ định

Người suy gan nặng. Người quá mẫn với các thuốc ức chế bơm proton hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Tương tác thuốc

Do ức chế bài tiết acid, Esomeprazole làm tăng pH dạ dày, ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các thuốc hấp thu phụ thuộc pH:Ketoconazole, muối sắt, digoxin.
Dùng đồng thời Esomeprazole, Clarithromycin và Amoxicillin làm tăng nồng độ Esomeprazole và 14-hydrõyclarithromycin trong máu.
Esomeprazole tương tác dược động học với các thuốc chuyển hoá bởi hệ enzyme cytochrom P450, isoenzym CYP2C19 ở gan. Dùng đồng thời Esomeprazole và Diazepam làm giảm 45% độ thanh thải của Diazepam.

Tác dụng phụ

Nhìn chung, Esomeprazole dung nạp tốt cả khi sử dụng trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài.

Thường gặp (ADR >1/100):
Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.

Ít gặp (1/1000Toàn thân: mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ, phat ban, ngứa, rối loạn thị giác.

Hiếm gặp (ADR<1/1000):
Toàn thân: Sốt, đổ mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
Thần kinh trung ương: Kích động, trầm cảm, lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh nặng.
Huyết học: Chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Gan: Tăng enzyme gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.
Tiêu hoá: Rối loạn vị giác.
Cơ xương: Đau khớp, đau cơ.
Tiết niệu: Viêm thận kê.
Da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
Do làm giảm độ acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Phải ngừng thuốc khi có biểu hiện tác dụng không mong muốn nặng.
Ghi chú: Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp pahỉ khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng

Khi có sự hiện diện bất cứ một triệu chứng cảnh báo nào (như giảm cân đáng kể không chủ ý, nôn tái phát, khó nuốt, nôn ra máu hay đại tiện phân đen) và khi nghi ngờ hoặc bị loét dạ dày nên loại trừ bệnh lý ác tính vì điều trị bằng Esomeprazole có thể làm giảm các triệu chứng và làm chậm trể việc chẩn đoán.
Bệnh nhân điều trị theo chế độ khi cần thiết nên liên hệ với Bác sĩ nếu có các triệu chứng thay đổi về đặc tính. Khi kê toa Esomeprazole theo chế độ điều trị khi cần thiết, nên xem xét đến mối liên quan về tương tác với các thuốc khác do nồng độ Esomeprazole trong huyết tuong có thể thay đổi (xem tương tác thuốc).
Khi kê toa Esomeprazole để diệt trừ Helicobacter pylori, nên xem xét các tương tác thước có thể xảy ra trong phác đồ điều trị 3 thuốc. Clarithromycin là chất ức chế mạnh CYP3A4 và vì thế nên xem xét chống chỉ định và tương tác đối với Clarithromycin khi dùng phác đồ 3 thuốc cho bênh nhân đang dùng các thuốc khác chuyển hoá qua CYP3A4.
Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nhẹ nguy co nhiễm khuẩn đường tiêu hoá do Salmonella và Campylobacte.

Phụ nữ có thai:
Chưa có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về việc dùng Esomeprazole trên phụ nữ có thai. Vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai khi thật cần thiết.

Phụ nữ cho con bú:
Sự bài tiết của Esomeprazole vào sữa mẹ chưa được nghiên cứu. Vì Esomeprazole có khả năng bài tiết vào sữa mẹ, nên quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc. Nên tính toán tầm quan trọng của thuốc đối với mẹ.

Liều lượng

Uống trước khi ăn ít nhất 1 giờ, nuốt toàn bộ viên nang, không nên nhai hoặc nghiền nát các vi nang. Đối với những bệnh nhân khó khăng trong việc nuốt, có thể tách nang và trộn những hạt pellet với sữa chua hoặc sinh tố để dễ dàng cho việc nuốt.

Người lớn và trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên:
Bệnh trào nược dạ dày thực quản nặng:
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản nặng có viêm thực quản: 40mg Esomeprazole, 1 lần/ngày trong 4-8 tuần, có thể uống thêm 4-8 tuần nữa nếu vẫn còn triệu chứng hoặc biểu hiện của viêm qua nội soi.

Điều trị Loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori:
Esomeprazole là một thành phần rong chế độ điều trị cùng với kháng sinh, ví dụ phác đồ điều trị phối hợp 3 thành phần: Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày, Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày với Esomeprazole 40mg x 1 lần/ngày dugnf trong 10 ngày.

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison:
Liều khởi đầu khuyến cáo là Esomeprazole 40mg, 1 lần/ngày. Sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân và tiếp tục điều trị khi còn chỉ định về mặt lâm sàng. Khi liều dùng hàng ngày lớn hơn 80mg, nên chi liều dùng thành 2 lần/ngày

Trẻ em dưới 12 tuổi:
- Không nên dùng Esomeprazole cho trẻ em dưới 12 tuổi vì chưa có dữ liệu.

Người tỏn thương chức năng thận:
- Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa. Liều Esomeprazole cho bệnh nhân suy gan nặng không quá 20mg/ngày

Người cao tuổi:
- Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.
Hoặc theo hướng dẫn của Bác sĩ.

Giá tham khảo

8.0 VNĐ/Viên

Thuốc liên quan