Cefaclor được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:
Viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp, kể cả viêm họng và viêm amiđal, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính lẫn mạn tính kể cả viêm bể thận và viêm bàng quang
Nhiễm khuẩn da, viêm xoang, viêm niệu đạo do lậu cầu.
Không dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin
Trẻ em dưới 1 tháng tuổi
Probenecid làm chậm bi tiết cefaclor
Sự hấp thu của cefaclor giảm nếu dùng chung với các thuốc khng acid có chứa aluminium hydroxide hay magnesium hydroxide trong vòng 1giờ.
Cefaclor gây kéo dài thời gian prothrombin
Đa số các phản ứng phụ của Cefaclor trong các thử nghiệm lâm sàng đều nhẹ và chỉ thoáng qua.
Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm đại tràng màng giả.
Thận: tăng nhẹ creatinin huyết thanh, BUN hay bất thường kết quả phân tích nước tiểu
Các phản ứng quá mẫn có thể xảy ra như ngứa, nổi mày đay
Thận trọng sử dụng đối với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với penicillin.
Cẩn thận khi dùng cefaclor cho bệnh nhân suy thận nặng.
Bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm kết tràng .
Người lớn:
Liều thông thường là 250mg mỗi 8 giờ. Liều hàng ngày không quá 4g/ngày.
Trường hợp viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang liều thường dùng là 250mg, 3 lần mỗi ngày.
Để điều trị viêm niệu đạo do lậu cầu dùng liều duy nhất 3g phối hợp với 1g probenecid.
Trẻ em:
Liều thông thường 20mg/kg/ngày, chia ra uống mỗi 8 giờ.
Đối với viêm phế quản và viêm phổi, dùng liều 20mg/kg/ngày chia làm 3 lần. Đối với các nhiễm khuẩn nặng hơn có thể dùng 40mg/kg/ngày chia làm nhiều lần uống. Liều tối đa 1g/ngày.
Đang cập nhật