Điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn còn nhạy cảm với cephalexin trong viêm phế quản cấp và mạn, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amiđan, viêm họng, viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn sản và phụ khoa như bệnh lậu trong trường hợp penicilin không phù hợp, nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát.
Quá mẫn với các thuốc thuộc nhóm cephalosporin, penicilin và bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Probenecid làm tăng thời gian thải trừ của cephalexin.
Cephalexin có thể làm giảm tác dụng của thuốc uống ngừa thai chứa oestrogen.
Dùng cephalexin liều cao cùng với aminoglycosid hay thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid, acid ethacrynic và piretanid có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thận.
Thường xảy ra những tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn, buồn nôn.
Đôi khi tăng bạch cầu ưa eosin, phản ứng quá mẫn như nổi ban, mày đay, ngứa.
Hiếm khi đau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm đại tràng màng giả, ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, viêm thận kẽ.
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: Các triệu chứng không cải thiện hay nặng hơn trong vòng vài ngày sử dụng thuốc, xảy ra phản ứng phản vệ, độc thận hay viêm đại tràng màng giả.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Không dùng với bất cứ thuốc nào khác có chứa cephalexin.
Dùng cephalexin dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng trong các trường hợp: Tiền sử dị ứng với penicilin, tiền sử bệnh đường tiêu hóa đặc biệt là viêm đại tràng màng giả, suy thận.
Sử dụng trên phụ nữ có thai và đang cho con bú: Không có bằng chứng thực nghiệm về tác dụng gây độc cho thai nhi cũng như gây quái thai do cephalexin. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên sử dụng cephalexin một cách thận trọng trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Cephalexin bài tiết trong sữa mẹ với lượng rất thấp, tuy nhiên cũng nên thận trọng khi dùng thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú.
Người lớn: Uống 250-500 mg/lần, cách nhau mỗi 6 giờ, liều tối đa 4 g/ngày. Trong trường hợp nhiễm khuẩn đường niệu phức tạp, tái phát, mạn tính: uống liều 1 g/lần, ngày uống 2 lần kéo dài trong 2 tuần.
Trẻ em: Uống liều 25-60 mg/kg thể trọng chia làm 2 - 3 lần/ngày, liều tối đa 100 mg/kg thể trọng/ngày.
Đối với các nhiễm khuẩn nặng hơn, có thể tăng liều theo chỉ định của bác sĩ.
Nên giảm liều đối với bệnh nhân suy thận.
Thời gian điều trị nên kéo dài ít nhất 7-14 ngày.
Có thể uống thuốc cùng với thức ăn để giảm thiểu nguy cơ gây khó chịu đường tiêu hóa.
2.0 VNĐ/Gói