NIKP-FOSFOMYCIN CAPSULES 500MG

Chỉ định

Nhiễm khuẩn tiết niệu chưa có biến chứng (viêm bàng quang cấp) do Escherechia coli hoặc Enterococcus faecalis nhạy cảm với fosfomycin, đặc biệt là đối với phụ nữ. Không chỉ định để điều trị viêm thận bể thận hoặc áp xe quanh thận.

Phòng nhiễm khuẩn trong khi làm các thủ thuật hoặc phẫu thuật qua niệu đạo

Trước và sau khi dùng fosfomycin cần phải nuôi cấy bệnh phẩm nước tiểu để tìm và xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc. Nếu sau đó điều trị vẫn còn vi khuẩn trong nước tiểu, phải thay bằng kháng sinh khác.

Chống chỉ định

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với fosfomycin.
Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 5ml/ phút.
Viêm thận – bể thận hoặc áp xe quanh thận.

Tương tác thuốc

Metoclopramid và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với fosfomycin sẽ làm giảm nồng độ fosfomycin trong huyết tương và trong nước tiểu.

Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm beta-lactam, aminoglycosid, macrolid, tetracyclin, cloramphenicol, rifapicin, colistin, vancomycin và lincomycin.

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR >1/100

Tiêu hoá: Ỉa chảy, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu.

Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt , suy nhựơc .

Sinh dục nữ : Viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.

Mũi họng: Viêm mũi, viêm họng.

Da: Phát ban.

Ít gặp, 1/1000
Tiêu hoá: Phân bất thường, táo bón, chán ăn, khô miệng, đầy hơi, nôn.

Thần kinh: Sốt, hội chứng cúm, mất ngủ, ngủ gà, đau nửa đầu, đau cơ, căng thẳng thần kinh, dị cảm.

Tiết niệu: Khó tiểu tiện, tiểu tiện ra máu.

Sinh dục nữ: Rối loạn kinh nguyệt.

Tai: Rối loạn thính giác

Da: Ngứa, loạn sắc tố da. phát ban.

Hiếm gặp, ADR<1/1000

Mắt: Viêm thần kinh thị giác một bên.

Mạch – máu: Phù mạch, thiếu máu bất sản.

Hô hấp: Hen phế quản.

Gan – tiêu hoá: Vàng da, hoại tử gan, phình đại tràng nhiễm độc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi đang dùng thuốc nếu thấy biểu hiện của các tác dụng không mong muốn cần ngừng dùng thuốc ngay.Trường hợp gặp các phản ứng bất thường nặng cần phải xử trí kịp thời. Ngoài việc duy trì các chức năng sống cần phải điều trị triệu chứng kèm theo.

Chú ý đề phòng

Trước khi dùng Fosfomycin, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Fosfomycin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là cisapride (Propulsid), metoclopramid (REGLAN) và các vitamin. Nói với bác sĩ nếu bạn có hay đã từng có bệnh hen suyễn hoặc bệnh gan.

Theo nguyên tắc chung, thời gian sử dụng thuốc này cần được giới hạn trong thời hạn tối thiểu theo yêu cầu chữa bệnh đối với từng bệnh nhân, sau khi xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc, nhằm tránh sự kháng thuốc của vi khuẩn. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận để đề phòng nguy cơ bị sốc. Thận trọng khi dùng thuốc cho các bệnh nhân cần giảm lượng natri đưa vào cơ thể do suy tim, suy thận, cao huyết áp.

Thận trọng khi sử dụng Fosfomycin sodium trong những trường hợp: Bản thân bệnh nhân hoặc người trong gia đình có các yếu tố mắc bệnh dị ứng như hen, phát ban, nổi mề đay; bệnh nhân bị thiểu năng gan (chứng thiểu năng gan có thể trầm trọng hơn).

Phụ nữ có thai: Vì chưa xác định được độ an toàn của Fosfomycin đối với phụ nữ có thai, không nên dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc nghi có thai.
Bà mẹ cho con bú: Không biết Fosfomycin có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết vào sữa mẹ và vì nguy cơ gây ra các phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ dùng Fosfomycin, nên quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Fosfomycin không được thành lập ở trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.
Người cao tuổi: Lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi cần thận trọng, thường bắt đầu từ mức thấp nhất của dãy liều.

Liều lượng

Thuốc có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các kháng sinh nhóm beta-lactam, aminoglycosid, macrolid, tetracyclin, cloramphenicol, rifamycin, vancomycin và lincomycin. Fosfomycin dùng đơn độc dễ gây kháng thuốc, do đó nên phối hợp với các kháng sinh khác.

Đường dùng của fosfomycin phụ thuộc vào dạng muối. Dinatri fosfomycin dùng để tiêp bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, nhưng calci fosfomycin và fosfomycin trometamol được dùng theo đường uống. Liều dùng tính theo fosfomycin.

Thuốc bột pha uống

Không được uống thuốc trực tiếp dưới dạng khô (hạt) mà phải pha với nước nguội (3g pha với 90 – 120ml) rồi uống ngay. Không được pha thuốc với nước nóng. Uống lúc nào cũng được, không cần chú ý đến bữa ăn,

Người lớn uống ngày 1 liều duy nhất một gói 2g pha loãng với nước như trên.

Thuốc dạng bột tiêm

Dùng trong các trường hợp nặng, cần thiết phải kết hợp với các kháng sinh khác thích hợp.

Bột pha với dung dung môi do nhà sản xuất cung cấp để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Để tiêm truyền tính mạch, dùng liều 1 lần phải pha với ít nhất 250ml dạng dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%. Dưới dạng dung dịch này fosfomycin ổn định được trong vòng 24 giờ.

Người lớn: tiêm truyền tĩnh mạch mỗi lần 4g trong vòng 4 giờ, khoảng cách giữa các lần truyền phụ thuộc vào liều dùng hàng ngày. Nếu liều 8g/ngày: 2 lần truyền, cách nhau 8 giờ. Nếu liều 12g/ngày: 3 lần truyền cách nhau 4 giờ. Trường hợp rất nặng, liều có thể tới 16g/ngày. Liều trung bình người lớn: 100 – 200mg/kg/ngày.
Trẻ em trên 12 tuổi: tiêm truyền tĩnh mạch không vượt quá 100 – 200mg/kg/ngày.
Người suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin >= ml/phút) không cần phản điều chỉnh liều lượng và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Người bệnh có độ thanh thải creatinin dưới 60ml/phút cần phải kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.

Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin (xem bảng sau):

Độ thanh thải creatinin

(ml/phút)

Khoảng cách giữa 2 lần dùng fosfomycin (giờ)

40 – 60

12

30 – 40

24

20 – 30

36

10 – 20

48

5 – 10

75

Người chạy thận nhân tạo: tiêm truyền 2g sau mỗi lần thẩm phân.

Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều.

Giá tham khảo

21.0 VNĐ/Viên