Điều trị các rối loạn cảm giác do bệnh viêm đa dây thần kinh đái tháo đường.
Thiogamma chống chỉ định tuyệt đối ở những bệnh nhân đã biết có mẫn cảm với acid Thioctic hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
Do chưa có nghiên cứu trên trẻ em và thanh thiếu niên, không nên dùng Thiogamma với những đối tượng này.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú: Phù hợp với các nguyên tắc sử dụng dược phẩm, sản phẩm chỉ nên sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú sau khi đã cân nhắc cẩn thận tỉ lệ giữa lợi ích và nguy cơ. Phụ nữ có thai và cho con bú nên điều trị với acid Thioctic chỉ khi đã tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc, ngay cả khi các nghiên cứu độc tính đối với hệ sinh sản không cho kết quả nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự phát triển phôi thai và không có dấu hiệu nào cho thấy gây độc cho thai. Chưa biết acid Thioctic có tiết vào sữa người hay không.
Hoạt tính ciplastin bị mất khi sử dụng đồng thời với với Thiogamma.
Tác dụng hạ đường huyết khi kết hợp với insulin hoặc các thuốc điều trị đái tháo đường khác có thể xảy ra. Vì vậy , đặc biệt trong giai đoạn đầu của trị liệu Thioctic acid, cần phải theo dõi đường huyết một cách sát sao. Trong những trường hợp đặc biệt, giảm liều insulin hoặc các thuốc điều trị đái tháo đường bằng đường uống là cần thiết để ngăn chặn những biểu hiện của hạ đường huyết.
Dạng viên: Alpha-lipoic acid là một phức chất kim loại và vì vậy không nên dùng đồng thời với các hợp chất kim loại (như là sắt, magnesi, các sản phẩm sữa có chứa calci). Nếu Thiogamma viên được sử dụng hàng ngày 30 phút trước khi ăn sáng thì các sản phẩm chứa sắt, magnesi có thể dùng vào buổi trưa hoặc chiều.
Ghi chú: Thường xuyên dùng rượu là tác nhân nguy cơ cao cho sự phát triển và tiến triển của các bệnh thần kinh, và vì thế có thể làm giảm sự thành công của việc điều trị với Thiogamma. Vì vậy, bệnh nhân bị chứng đa thần kinh đái tháo đường cần khuyến cáo tránh dùng rượu. Điều này cũng cần đề nghị đối với cả khoảng thời gian không điều trị.
Viên nén bao phim:
Các triệu chứng trên tiêu hóa: Rất hiếm: Buồn nôn, nôn, đau dạ dày-ruột và tiêu chảy.
Phản ứng mẫn cảm: Rất hiếm: Phản ứng dị ứng như là phát ban, mày đay và ngứa.
Rối loạn hệ thần kinh: Rất hiếm: Thay đổi và/hoặc rối loạn vị giác.
Những phản ứng không mong muốn khác: Rất hiếm: bởi vì quá trình tiêu dùng đường có thể cải thiện ở bệnh nhân đái tháo đường, tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.
Các triệu chứng tương tự như hạ đường huyết đã được mô tả như là chóng mặt, toát mồ hôi, đau đầu, biến đổi thị giác.
Dung dịch tiêm:
Phản ứng tại nơi tiêm: Rất hiếm xảy ra các phản ứng tại nơi tiêm đã được báo cáo.
Phản ứng mẫn cảm: Các phản ứng dị ứng da như mày đay, ngứa, chàm và ban đỏ cũng như tất cả các phản ứng toàn thân khác bao gồm sốc có thể xảy ra.
Những triệu chứng thần kinh:
Rất hiếm: Thay đổi hoặc rối loạn vị giác.
Rất hiếm xảy ra cơn động kinh và nhìn đôi đã được báo cáo sau khi tiêm tĩnh mạch acid Thioctic.
Máu và hệ tạo máu: Ban xuất huyết và giảm tiểu cầu đã được báo cáo rất hiếm xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch acid Thioctic
Những phản ứng không mong muốn khác: Cảm giác áp lực trong đầu, khó thở thường xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh nhưng sẽ tự hết. Do việc cải thiện sử dụng glucose, nồng độ glucose huyết có thể giảm. Những triệu chứng tương tự giảm glucose huyết đã được miêu tả như là chóng mặt, toát mồ hôi, nhức đầu và biến đổi thị giác.
Viên nén bao phim: Những bệnh nhân có chứng không dung nạp fructose di truyền, kém hấp thu glucose-galactose hay thiếu hụt men saccharaseisomaltase không nên dùng Thiogamma dạng viên.
Dung dịch tiêm: Các phản ứng quá mẫn bao gồm sốc phản vệ đã được báo cáo khi bệnh nhân dùng dung dịch tiêm Thiogamma. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi thích hợp. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng sớm (như là ngứa, buồn nôn, khó chịu …) cần lập tức ngưng điều trị và triển khai các phương pháp trị liệu khác nếu cần.
Liều dùng
Viên nén bao phim: Đối với các trường hợp rối loạn cảm giác có liên quan với bệnh viêm đa dây thần kinh đái tháo đường ở người lớn, liều dùng hằng ngày được khuyến cáo là 1 viên Thiogamma (tương ứng với 600mg alpha-lipoic acid) uống một lần vào khoảng 30 phút trước khi ăn sáng. Trong trường hợp rối loạn cảm giác nghiêm trọng, liệu pháp tiêm truyền với alpha-lipoic acid có thể được tiến hành đầu tiên.
Dung dịch tiêm: Đối với các dị cảm rõ rệt trong bệnh đa thần kinh đái tháo đường ở người lớn, liều dùng tĩnh mạch (sau khi pha loãng) một ống 20 mL dung dịch thuốc tiêm mỗi ngày (tương đương với 600 mg acid thioctic/ngày) đã được khuyến cáo.
Cách dùng
Viên nén bao phim: Thuốc viên Thiogamma nên uống nguyên viên với một lượng nước đủ lúc bụng đói. Thức ăn có thể làm giảm hấp thu của thuốc nếu được dùng đồng thời. Do đó bệnh nhân cần giữ bụng đói khi dùng thuốc và thời điểm uống thuốc hợp lý là 30 phút trước khi ăn sáng. Vì bệnh viêm đa dây thần kinh đái tháo đường là bệnh mãn tính nên điều trị lâu dài có thể được yêu cầu.
Dung dịch tiêm: Dùng đường tĩnh mạch (sau khi pha loãng). Sau khi Thiogamma được hòa với 50-250 mL dung dịch nước muối sinh lý 0,9% nên truyền bằng đường tĩnh mạch ít nhất 30 phút. Phải bảo đảm thời gian truyền tối thiểu là 30 phút. Do hoạt chất nhạy cảm với ánh sáng nên việc truyền dịch cần phải được chuẩn bị ngay trước khi truyền và truyền trong thời gian ngắn. Dung dịch tiêm truyền cần phải tránh ánh sáng, sử dụng chai truyền có lớp nhôm hoặc bổ sung túi tránh ánh sáng trong hộp thuốc. Dung dịch tiêm truyền tránh ánh sáng có thể bảo quản trong vòng 6 giờ. Dung dịch tiêm pha loãng được dùng khởi đầu điều trị trong khoảng 2-4 tuần. Acid Thioctic 300 mg đến 600 mg dùng đường uống được sử dụng cho điều trị duy trì. Nền tảng cơ bản của điều trị biến chứng đa thần kinh đái tháo đường là việc kiểm soát đường huyết tối ưu.Thiogamma chống chỉ định dùng cho trẻ em.
95.0 VNĐ/Ống