Hai chỉ định phổ biến nhất của progesteron là để tránh thai, dùng riêng lẻ hay phối hợp với estradiol hoặc mestranol trong viên tránh thai và để làm giảm nguy cơ tăng sản hoặc ung thư màng trong tử cung khi phối hợp với estrogen trong liệu pháp thay thế hormon ở nữ sau mãn kinh.
Progesteron được dùng trong điều trị vô kinh tiên phát hoặc thứ phát khi có estrogen, và để điều trị chảy máu tử cung chức năng do mất cân bằng hormon không do bệnh lý thực thể như u xơ hoặc ung thư tử cung.
Progesteron cũng được chỉ định để giữ thai trong thời kỳ đầu thai kỳ ở những trường hợp sẩy thai liên tiếp có chứng cứ rõ ràng do suy hoàng thể và trong một số trường hợp chọn lọc điều trị vô sinh thành công thụ thai trong ống nghiệm hoặc đưa giao tử vào vòi trứng nhằm giúp khả năng làm tổ của trứng thụ tinh.
Progesteron cũng đã được dùng điều trị tạm thời ung thư màng trong tử cung di căn và điều trị ung thư thận và vú.
Gel bôi âm đạo được chỉ định để bổ sung hoặc thay thế ở các phụ nữ vô sinh do thiếu hụt progesteron (gel 8%) và để điều trị chứng vô kinh thứ phát (gel 4% hoặc 8%).
Viêm tĩnh mạch huyết khối, tắc mạch huyết khối, tai biến mạch máu não hoặc tiền sử có mắc các bệnh này.
Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
Thai chết lưu.
Dị ứng với thuốc.
Bệnh gan hoặc suy gan rõ.
Ung thư vú và ung thư tử cung.
Test thử thai (dùng làm test chẩn đoán có thai).
Progesteron ngăn cản tác dụng của bromocriptin.
Làm tăng nồng độ ciclosporin trong huyết tương.
Các test thử chức năng gan và nội tiết có thể bị sai lạc.
Tác dụng không mong muốn (ADR):
Thường gặp, ADR >1/100:
Ðau bụng, đau vùng đáy chậu, đau đầu, táo bón, ỉa chảy, buồn nôn.
Ðau khớp.
Suy giảm tình dục, bồn chồn, mất ngủ, trầm cảm.
To vú.
Tiểu tiện nhiều về đêm.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Dị ứng, mệt mỏi.
Chóng mặt.
Nôn, tâm trạng thất thường.
Ðau vú.
Ngứa bộ phận sinh dục, nhiễm nấm sinh dục, khí hư âm đạo.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Giao hợp đau hoặc khó.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Sốt, giữ nước, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi.
Ðau lưng, đau chân.
Hội chứng giống cảm cúm.
Chán ăn, mất ngủ.
Nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm xoang.
Hen.
Trứng cá, ngứa.
Tiểu tiện khó hoặc đau, đái dắt.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường sau đây xảy ra khi đang dùng progesteron, phải báo ngay cho bác sĩ:
Chảy máu âm đạo.
Ðau bắp chân, đau ngực, thở ngắn, ho ra máu có thể do cục máu đông ở chân, tim, phổi.
Ðau đầu dữ dội, nôn, chóng mặt, nói khó, nhìn kém, yếu hoặc tê tay, chân, gợi ý có thể có cục máu đông ở não hoặc mắt.
Xuất hiện các cục ở vú, có thể u xơ, u nang xơ, ung thư vú.
Vàng da, chứng tỏ có vấn đề về gan.
Progesteron có chung các tiềm năng độc tính của các progestin. Nên khám vú, khám các cơ quan trong khung chậu, kiểm tra test Papanicolaou (phết lam kính Pap) trước khi cho dùng progesteron.
Progesteron có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh do giữ nước, muối khoáng (như hen, động kinh, đau nửa đầu, suy tim, suy thận).
Cần thận trọng với những người có tiền sử trầm cảm. Cần ngừng thuốc nếu trầm cảm tái phát ở mức độ nặng trong khi dùng progesteron.
Chưa xác định được ảnh hưởng của sử dụng progesteron kéo dài đến chức năng tuyến yên, buồng trứng, tuyến thượng thận, gan và tử cung.
Cần thận trọng ở phụ nữ đái tháo đường do progesteron phối hợp với estrogen đã làm giảm dung nạp glucose. Progesteron có thể che lấp thời điểm bước vào mãn kinh.
Cần cảnh giác về những dấu hiệu sớm của rối loạn về tắc mạch huyết khối và nghẽn mạch (như viêm tĩnh mạch huyết khối, nghẽn mạch phổi, suy tuần hoàn não, tắc mạch vành, huyết khối võng mạc, huyết khối mạc treo ruột). Phải ngừng thuốc ngay khi nghi ngờ hoặc xảy ra rối loạn nào đó trong số nói trên.
Nếu có hiện tượng mất hoặc giảm thị lực đột ngột hay từ từ, lồi mắt, song thị, phù gai thị, tổn thương võng mạc, đau nửa đầu, phải ngừng thuốc và tiến hành ngay các phương pháp chẩn đoán và điều trị. Progesteron chuyển hóa ở gan nên phải rất cẩn thận với người bệnh suy gan.
Thời kỳ mang thai: Mặc dù các progestin đã được dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ để phòng ngừa sẩy thai hoặc để điều trị đe dọa sẩy thai nhưng chưa có bằng chứng đầy đủ để chứng minh hiệu quả của progestin trong những sử dụng này. Trái lại, đã có bằng chứng về tác dụng có hại tiềm tàng của thuốc khi dùng trong 4 tháng đầu thai kỳ. Các tác dụng không mong muốn đến thai nhi là: Nam hóa thai nữ khi dùng các progestin trong thời kỳ mang thai, phì đại âm vật ở một số ít bé gái nếu người mẹ mang thai dùng medroxy progesteron. Ðã thấy có mối liên quan giữa hormon nữ đặt trong tử cung với dị dạng bẩm sinh như khuyết tật tim, chân tay. Vì vậy, không nên dùng các progestin bao gồm cả progesteron trong 4 tháng đầu có thai. Nếu nữ đang điều trị bằng progesteron mà có thai thì nên thông báo cho họ biết về nguy cơ này. Chống chỉ định tuyệt đối progesteron làm test thử mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Progesteron tiết qua sữa. Tác dụng của progesteron đến trẻ em bú sữa mẹ chưa được xác định.
Cách dùng:
Chỉ tiêm bắp (gây kích ứng tại chỗ và rất đau).
Liều dùng:
Vô kinh:
Tiêm bắp một liều duy nhất từ 50 – 100mg hoặc dùng 5 – 10mg/ngày, trong 6 – 8 ngày, thường bắt đầu 8 – 10 ngày trước thời điểm dự tính bắt đầu có kinh nguyệt. Khi hoạt động của buồng trứng đủ để tạo tăng sinh nội mạc tử cung, chảy máu thường sẽ xảy ra sau 48 – 72 giờ ngừng thuốc. Chỉ sau một đợt điều trị, nhiều phụ nữ đã có chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Chảy máu tử cung:
Tiêm bắp 1 liều duy nhất từ 50 – 100mg, hoặc tiêm 5 – 10mg/ngày, trong 6 ngày. Chảy máu sẽ ngừng trong vòng 6 ngày.
Nếu phối hợp với estrogen thì sau 2 tuần dùng estrogen mới dùng progesteron. Trong khi điều trị với progesteron nếu kinh nguyệt xảy ra thì ngừng thuốc.
Giữ thai (khi suy hoàng thể):
Cứ mỗi tuần 2 lần hoặc mau hơn (nhiều nhất là mỗi ngày 1 lần) tiêm 25 – 100mg, (khoảng ngày 15 hoặc ngày chuyển phôi hoặc giao tử) đến 8 – 16 tuần tuổi thai, khi sự xuất tiết progesteron từ nhau thai đã ổn định.
Liều mỗi ngày có thể tới 200mg tùy thuộc vào chỉ định của thầy thuốc.
Sử dụng gel âm đạo: Theo chỉ dẫn của thầy thuốc
13.0 VNĐ/Viên