NEOMETIN

Chỉ định

Neomycin được dùng tại chỗ để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da, tai và mắt do tụ cầu và các vi khuẩn khác nhạy cảm.
Thuốc còn được chỉ định để sát khuẩn đường ruột trước khi phẫu thuật và làm giảm vi khuẩn tạo NH3 trong ruột khi bị hôn mê gan.

Chống chỉ định

Tắc ruột, mẫn cảm với aminoglycosid, trẻ em dưới 1 tuổi.

Tương tác thuốc

Neomycin có thể gây giảm hấp thu các thuốc khác như phenoxymethyl penicilin, digoxin.
Thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc uống tránh thai.
Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh như acid ethacrynic, furosemid làm tăng khả năng gây độc với thận và thính giác.
Neomycin uống liều cao có thể gây hội chứng giảm hấp thu với nhiều chất như chất béo, nitrogen, cholesterol, caroten, glucose, xylose, lactose, natri, calci, cyanocobalamin và sắt.
Neomycin có thể làm tăng tác dụng chống đông của cumarin bằng cách giảm dự trữ vitamin K.
Dùng đồng thời neomycin với tác nhân ức chế thần kinh – cơ có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh – cơ và dẫn đến liệt hô hấp. Do vậy, tránh dùng neomycin cho người bệnh đang dùng các thuốc này hoặc người bệnh bị nhược cơ

Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR > 1/100:
Dùng uống với liều cao: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, độc với thận, độc với thính giác ngay cả khi dùng liều điều trị. Uống kéo dài có thể gây hội chứng kém hấp thu và bội nhiễm.
Dùng tại chỗ: Phản ứng tăng mẫn cảm như viêm da, ngứa, sốt do thuốc và phản vệ.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
Tăng enzym gan và bilirubin, loạn tạo máu, thiếu máu tan máu, lú lẫn, dị cảm, mất phương hướng, rung giật nhãn cầu, tăng tiết nước bọt, viêm miệng.
Dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới chóng mặt, rung giật nhãn cầu và điếc, ngay cả sau khi đã ngừng thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Nếu thấy suy giảm chức năng thận trong lúc điều trị, cần giảm liều hoặc ngừng thuốc.
Ðể tránh độc với thận và dây thần kinh số 8 do dùng liều cao hoặc kéo dài, trước và trong lúc điều trị phải thường xuyên theo dõi nước tiểu về: Tăng protein niệu, giảm tỷ trọng, trụ niệu và các tế bào. Thử chức năng thận như creatinin huyết thanh, urê, hoặc độ thanh thải creatinin. Thử chức năng dây thần kinh số 8. Khi điều trị dài ngày, cần theo dõi nồng độ neomycin trong huyết thanh để phát hiện hấp thu thuốc vào cơ thể. Nồng độ neomycin trong máu thấp khoảng 0,4 – 1,2microgam/ml đã có thông báo gây độc cho thính giác..
Kiểm tra tiền đình và đo thính lực thường xuyên (đặc biệt với người bệnh có nguy cơ cao). Do người già có thể bị giảm chức năng thận, có thể ảnh hưởng các kết quả kiểm tra thường xuyên BUN hoặc creatinin trong huyết thanh, cho nên tiến hành xác định độ thanh thải creatinin sẽ hữu ích hơn.

Chú ý đề phòng

Vì độc tính cao, không nên dùng neomycin để tưới các vết thương hoặc các khoang thanh mạc như màng bụng.
Ðã có hiện tượng kháng chéo nhiều giữa neomycin với kanamycin, framycetin, và gentamicin. Tránh dùng tại chỗ lâu vì có thể gây mẫn cảm trên da và dễ mẫn cảm chéo với các kháng sinh aminoglycosid khác.
Có thể bị điếc sau khi dùng thuốc ở tai (nhĩ thủng) hoặc vết thương rộng.
Thận trọng vì thuốc có tác dụng chẹn thần kinh – cơ nên có thể gây ức chế hô hấp và ngừng hô hấp.
Phải rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có bệnh thận hoặc gan hoặc thính lực bị giảm.
Thời kỳ mang thai: Chưa thấy có thông báo về tác dụng phụ cho bào thai và trẻ sơ sinh khi điều trị neomycin cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, dùng neomycin cùng với các aminoglycosid khác có thể có hại cho bào thai khi dùng đường uống cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Chưa có dữ liệu thông báo.

Liều lượng

Uống:
Dùng sát khuẩn trước phẫu thuật:
Người lớn uống 1g/lần, cách 1 giờ uống 1 lần, trong 4 giờ, sau đó cách 4 giờ uống một lần, trong một ngày hoặc hơn, tối đa là 3 ngày trước khi phẫu thuật.
Trẻ em: Uống 4 giờ một lần với liều: 1g cho trẻ trên 12 tuổi, 250 – 500mg cho trẻ 6 – 12 tuổi, 200 – 400mg cho trẻ 1 – 5 tuổi.
Trong hôn mê gan: Người lớn uống 4 – 12g/ngày, chia làm 3 – 4 lần, trong thời gian từ 5 đến 7 ngày. Trẻ em uống 50 – 100mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần. Uống kéo dài sẽ gây hội chứng kém hấp thu.
Thuốc nhỏ mắt: Nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt, 3 – 4 giờ một lần tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh. Không tiêm thuốc vào mắt.

Giá tham khảo

9.0 VNĐ/Viên

Thuốc liên quan