Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mãn, giản phế quản có bội nhiễm.
Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amydale và viêm họng.
Nhiễm trùng đường tiểu: viêm thận-bể thận cấp và mãn, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt. Ngăn ngừa những trường hợp tái phát lại.
Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương khớp, kể cả viêm xương tủy.
Bệnh lậu và giang mai (khi dùng penicillin không phù hợp)
Trong nha khoa: thay thế tạm thời điều trị phòng ngừa với penicillin cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh răng
Không dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với Cephalexin hay kháng sinh nhóm Cephalosporin
Dùng kết hợp với probenecide sẽ làm kéo dài thời gian đào thải của cephalexin và làm tăng nồng độ trong huyết thanh đến 50-100%
Khi dùng cephalexin một số bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa như buồn nô, nôn mữa và tiêu chảy.
Cũng giống như các kháng sinh phổ rộng khác, cephalexin có thể gây tăng trưởng vi khuẩn cộng sinh (đôi khi có thể xuất hiện Candida albicans dưới dạng viêm âm đạo)
Đôi khi giảm bạch cầu trung tính có hồi phục
Ít khi xảy ra nổi ban, mề đay và dát sần.
Cephalexin thường được dung nạp tốt ở bệnh nhân dị ứng penicillin, tuy nhiên cũng có một số rất ít phản ứng chéo xảy ra.
Như hầu hết các kháng sinh khác bệnh viêm tuột kết giả mạc được ghi nhận xảy ra khi sử dụng cephalexin ở các mức độ khác nhau. Do đó nên thận trọng chẩn đoán bệnh ở các bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh.
Cephalexin được đào thải chủ yếu qua thận, do đó cần chỉnh liều thích hợp cho các bệnh nhân suy yếu chức năng thận.
Kháng sinh nhóm cephalexin có thể cho các kết quả (+) giả trong xét nghiệm Coombs, xét nghiệm glucose niệu (với dung dịch Benedict, Fehling, hay với các viên nén “Clinitest”).
Cephalexin có thể ảnh hưởng lên xét nghiệm creatinine bằng picrate kiềm, cho một số kết quả cao giả, tuy hiên mức độ tăng cao hầu như không quan trọng trên lâm sàng.
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 500mg x 3 lần/ngày.
Trẻ em 5-12 tuổi: 250mg x 3 lần/ngày.
Trẻ em 1-5 tuổi: 125mg x 3 lần/ngày.
Có thể tăng liều gấp đôi nếu nhiễm trùng nặng.
QUÁ LIỀU
Triệu chứng khi xảy ra quá liều: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy, đi tiểu ra máu.
Hỗ trợ hô hấp bệnh nhân. Truyền dung dịch các chất điện giải, dùng than họat để làm giảm sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa.
Quá trình thẩm phân máu và màng bụngcó thể làm giảm nồng độ Cephalexin trong máu khi sử dụng quá liều.
Đang cập nhật