FIZOTI INJ.

Chỉ định

– Hô hấp: viêm phổi, nhiễm trùng phổi, viêm màng phổi mủ, viêm phế quản, giãn phế quản, nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính.- Tiết niệu: viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.- Tiêu hóa: viêm đường mật, viêm phúc mạc, viêm túi mật.- Sinh dục: viêm tuyến tiền liệt, lậu, viêm nội mạc tử cung, viêm mô cận tử cung, nhiễm trùng vùng chậu.- Nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm màng não, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng, viêm mô tế bào, viêm amidan, nhiễm trùng sau chấn thương, bỏng, vết thương, hậu phẫu, viêm phần phụ.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với cephalosporin.

Tương tác thuốc

– Dùng đồng thời cephalosporin với kháng sinh polymyxin có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.- Người bị bệnh suy thận có thể bị tổn thương về não và cơn động kinh cục bộ nếu dùng đồng thời cefotaxim với azlocilin.- Độ thanh thải của cefotaxim sẽ giảm nếu dùng đồng thời với azlocilin hay mezlocilin. Vì vậy cần phải giảm liều Cefotaxim nếu dùng phối hợp.- Cefotaxim làm tăng tác dụng độc đối với thận của Cyclosporin.

Tác dụng phụ

– Huyết học: có thể giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, và giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết.- Gan: có thể tăng men gan và bilirubin thoáng qua.- Thận: có thể giảm chức năng thận. Hiếm gặp viêm thận kẽ.- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Đôi khi tiêu chảy có thể do viêm ruột hoặc viêm đại tràng giả mạc.- Tim mạch: một vài trường hợp có thể xảy ra loạn nhịp tim.- Da: viêm đau tại nơi tiêm, nổi mề đay, nổi mẩn ngứa.

Chú ý đề phòng

– Thận trọng khi sử dụng Cefotaxim cho người dị ứng với penicilin. Vì có khả năng xảy ra dị ứng chéo giữa penicilin và Cefotaxim.- Cần theo dõi chức năng thận khi sử dụng đồng thời các thuốc có khả năng gây độc đối với thận.- Cefotaxim có thể gây dương tính giả với test Coombs, với các xét nghiệm về đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzyme.- Tránh dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.- Khi dùng thuốc trên 10 ngày, phải theo dõi tế bào máu: nếu có giảm bạch cầu đa nhân trung tính phải ngưng ngay thuốc.- Nếu có tiêu chảy kéo dài hay trầm trọng phải lưu ý đến viêm đại tràng giả mạc.

Liều lượng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:- Nhiễm trùng không biến chứng: 2 lọ/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 12 giờ.- Nhiễm trùng trung bình đến nặng: 3 – 6 lọ/ngày chia đều từng liều tiêm cách nhau 8 giờ.- Nhiễm trùng cần kháng sinh liều cao (nhiễm trùng máu): 6 – 8 lọ/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 6 – 8 giờ.- Nhiễm trùng đe dọa tính mạng: 12 lọ/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 4 giờ.- Điều trị lậu: liều đơn 1g Cefotaxim tiêm bắp.

Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi:- Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, dùng liều 50 – 100 mg/kg/ngày, chia đều từng liều tiêm cách nhau 6 – 12 giờ. Nhiễm trùng đe dọa tử vong, liều có thể tăng đến 150 – 200 mg/kg/ngày.

Trẻ đẻ non:- Liều không nên vượt quá 50 mg/kg/ngày.

Bệnh nhân suy thận:- Nếu độ thanh thải của Creatinin dưới 5 ml/phút. Liều duy trì nên giảm một nửa. Liều khởi đầu phụ thuộc vào tính nhạy cảm của tác nhân gây bệnh và mức độ nặng của nhiễm trùng.

Giá tham khảo

75.0 VNĐ/Lọ