BUROMETAM 2G

Chỉ định

Ceftriaxon chỉ nên dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Cần hết sức hạn chế sử dụng các cephalosporin thế hệ 3.
Các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxon kể cả viêm màng não, trừ thể do Listeria monocytogenes, bệnh Lyme, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), viêm phổi, lậu, thương hàn, giang mai, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn da.
Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật, nội soi can thiệp (như phẫu thuật âm đạo hoặc ổ bụng).

Chống chỉ định

Mẫn cảm với cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với penicilin.
Với dạng thuốc tiêm bắp thịt: Mẫn cảm với lidocain, không dùng cho trẻ dưới 30 tháng.

Tương tác thuốc

Khả năng độc với thận của các cephalosporin có thể bị tăng bởi gentamicin, colistin, furosemid.
Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương do giảm độ thanh thải của thận.
Tương kỵ:
Dây truyền hoặc bơm tiêm phải được tráng rửa cẩn thận bằng nước muối (natri clorid 0,9%) giữa các lần tiêm ceftriaxon và các thuốc khác như vancomycin để tránh tạo tủa.
Không nên pha lẫn ceftriaxon với các dung dịch thuốc kháng khuẩn khác.
Ceftriaxon không được pha với các dung dịch có chứa calci và không được pha lẫn với các aminoglycosid, amsacrin, vancomycin hoặc fluconazol.

Tác dụng phụ

Nói chung, ceftriaxon dung nạp tốt. Khoảng 8% số người bệnh được điềutrị có tác dụng phụ, tần xuất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị.

Thường gặp, ADR >1/100:
Tiêu hóa: Ỉa chảy.
Da: Phản ứng da, ngứa, nổi ban.
ít gặp, 1/100 > ADR >1/1000:
Toàn thân: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
Da: Nổi mày đay.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
Toàn thân: Ðau đầu, chóng mặt, phản vệ.
Máu: Thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả.
Da: Ban đỏ đa dạng.
Tiết niệu – sinh dục: Tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh.

Chú ý đề phòng

Trước khi bắt đầu điều trị bằng ceftriaxon, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.
Có nguy cơ dị ứng chéo ở những người bệnh dị ứng với penicilin. Trong những trường hợp suy thận, phải thận trọng xem xét liều dùng.
Với người bệnh bị suy giảm cả chức năng thận và gan đáng kể, liều ceftriaxon không nên vượt quá 2g/ngày nếu không theo dõi được chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương.
Thời kỳ mang thai: Kinh nghiệm lâm sàng trong điều trị cho người mang thai còn hạn chế. Số liệu nghiên cứu trên súc vật chưa thấy độc với bào thai. Tuy vậy chỉ nên dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa ở nồng độ thấp, cần thận trọng khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.

Liều lượng

Ceftriaxon có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Người lớn:
Liều thường dùng mỗi ngày từ 1 đến 2g, tiêm một lần (hoặc chia đều làm hai lần). Trường hợp nặng, có thể lên tới 4g.
Ðể dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 1g từ 0,5 – 2 giờ trước khi mổ.
Trẻ em:
Liều dùng mỗi ngày 50 – 75mg/kg, tiêm một lần hoặc chia đều làm 2 lần. Tổng liều không vượt quá 2g mỗi ngày.
Trong điều trị viêm màng não, liều khởi đầu là 100mg/kg (không quá 4g). Sau đó tổng liều mỗi ngày là 100mg/kg/ngày, ngày tiêm 1 lần. Thời gian điều trị thường từ 7 đến 14 ngày. Ðối với nhiễm khuẩn do Streptococcus pyogenes, phải điều trị ít nhất 10 ngày.
Trẻ sơ sinh: 50mg/kg/ngày.
Suy thận và suy gan phối hợp: Ðiều chỉnh liều dựa theo kết quả kiểm tra các thông số trong máu. Khi hệ số thanh thải creatinin dưới 10ml/phút, liều ceftriaxon không vượt quá 2g/24 giờ.
Với người bệnh thẩm phân máu, liều 2g tiêm cuối đợt thẩm phân đủ để duy trì nồng độ thuốc có hiệu lực cho tới kỳ thẩm phân sau, thông thường trong 72 giờ.

CÁCH DÙNG:
Pha dung dịch tiêm:
Dung dịch tiêm bắp: Hòa tan 0,25g hoặc 0,5g thuốc trong 2ml và 1g trong 3,5ml dung dịch lidocain 1%. Không tiêm quá 1g tại cùng một vị trí. Không dùng dung dịch có chứa lidocain để tiêm tĩnh mạch.
Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 0,25g hoặc 0,5g thuốc trong 5ml và 1g trong 10ml nước cất vô khuẩn. Thời gian tiêm từ 2 – 4 phút.
Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua dây truyền dung dịch.
Dung dịch tiêm truyền: Hòa tan 2g bột thuốc trong 40ml dung dịch tiêm truyền không có calci như: natri clorid 0,9%, glucose 5%, glucose 10% hoặc natri clorid và glucose (0,45% natri clorid và 2,5% glucose).Không dùng dung dịch Ringer lactat hòa tan thuốc để tiêm truyền. Thời gian truyền ít nhất trong 30 phút.

Giá tham khảo

98.0 VNĐ/Lọ

Thuốc liên quan