SYPOM 20

Chỉ định

Loét dạ dày – tá tràng lành tính.
Hội chứng Zollinger – Ellison.
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng (viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi).
Phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid

Chống chỉ định

Quá mẫn với các thuốc ức chế bơm proton hoặc quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.

Tương tác thuốc

Do ức chế bài tiết acid, esomeprazol làm tăng pH dạ dày, ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc hấp thu phụ thuộc pH: ketoconazol, muối sắt, digoxin.
Dùng đồng thời esomeprazol, clarithromycin và amoxicilin làm tăng nồng độ esomeprazol và14 – hydroxyclarithromycin trong máu.
Esomeprazol tương tác dược động học với các thuốc chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450, isoenzym CYP2C19 ở gan. Dùng đồng thời 30mg esomeprazol và diazepam làm giảm 45% độ thanh thải của diazepam.

Tác dụng phụ

Nhìn chung, esomeprazol dung nạp tốt cả khi sử dụng trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài.

Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ, phát ban, ngứa.
Rối loạn thị giác.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: sốt, đổ mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
Thần kinh trung ương: kích động, trầm cảm, lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh nặng.
Huyết học: chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Gan: tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.
Tiêu hóa: rối loạn vị giác.
Cơ xương: đau khớp, đau cơ.
Tiết niệu: viêm thận kẽ.
Da: ban bọng nước, hội chứng Stevens – Jonhson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
Do làm giảm độc acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa.

Liều lượng

Esomeprazol được dùng dưới dạng muối magnesium hoặc natri, nhưng liều được tính theo esomeprazol.

Esomeprazol magnesi 22,2mg hoặc esomeprazol natri 21,3mg tương đương với 20mg esomeprazol.

Esomeprazol không ổn định trong môi trường acid, nên phải uống thuốc dưới dạng viên nang chứa các hạt bao tan trong ruột để không bị phá hủy ở dạ dày và tăng sinh khả dụng. Phải nuốt cả nang thuốc, không được nghiền nhỏ hoặc nhai. Tuy nhiên nếu người bệnh khó nuốt, có thể mở viên nang, đổ từ từ các hạt thuốc bên trong nang vào một thìa canh nước đun sôi để ngội hoặc nước táo, nước chanh và nuốt ngay lập tức.

Liều dùng cho người lớn:
Uống thuốc ít nhất một giờ trước bữa ăn.
Điều trị loét dạ dày – tá tràng có Helocobater pylori: esomeprazol là một thành phần trong phác đồ điều trị cùng với kháng sinh, ví dụ phác đồ 3 thuốc (cùng với amoxicilin và clarithromycin). Uống esomeprazol mỗi lần 20mg, ngày 2 lần trong 7 ngày, hoặc mỗi ngày một lần 40mg trong 10 ngày. (Amoxicilin mỗi ngày 1,0g, ngày 2 lần và clarithromycin mỗi lần 500mg, ngày 2 lần trong 7 hay 10 ngày).
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng có viêm thực quản: uống mỗi ngày 1 lần 20 – 40mg trong 4 – 8 tuần, có thể uống thêm 4 – 8 tuần nữa nếu vẫn còn triệu chứng hoặc biểu hiện của viêm qua nội soi.
Điều trị duy trì sau khi đã khỏi viêm thực quản: uống mỗi ngày một lần 20mg, có thể kéo dài tới 6 tháng.
Dự phòng loét dạ dày ở những người có nguy cơ cao về biến chứng ở dạ dày – tá tràng, nhưng có yêu cầu phải tiếp tục điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid: uống mỗi ngày 20mg.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có triệu chứng nhưng không bị viêm thực quản: uống mỗi ngày một lần 20mg trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu các triệu chứng chưa khỏi hoàn toàn.
Điều trị loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid: uống mỗi ngày 1 lần 20mg trong 4 – 8 tuần.
Điều trị hội chứng Zolliger – Ellison: tùy theo cá thể và mức độ tăng tiết acid của dịch dạ dày, liều dùng mỗi ngày cao hơn trong các trường hợp khác, dùng một lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày. Khi triệu chứng đã soát được, có thể dùng phẫu thuật cắt u. Nếu không cắt bỏ u được hoàn toàn, phải dùng thuốc lâu dài.
Esomeprazol tiêm (dưới dạng muối natri): liều dùng tương tự liều uống, có thể tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất trong 3 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong 10 – 30 phút (pha 40 mg bột esomeprazol với 5ml natri clorid 0,9%, sau đó pha loãng tới 100ml để truyền). Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng: mỗi ngày một lần 40mg. Bệnh trào ngược triệu chứng không có viêm thực quản: mỗi ngày 1 lần 20mg. Ngừng dùng thuốc đường tiêm, truyền khi người bệnh có thể uống được.
Người suy gan nặng không dùng quá 20mg một ngày.

Không cần phải giảm liều ở người suy gan nhẹ và trung bình, người suy thận hoặc người cao tuổi.

Không dùng thuốc cho trẻ em.

Giá tham khảo

10.0 VNĐ/Viên

Thuốc liên quan