Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.
Ðiều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.
Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.
Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.
Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.
Dị ứng với 1 trong các thành phần của thuốc.
Ðiều trị dọa sẩy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai.
Tránh dùng kết hợp với các thuốc chủ vận beta không chọn lọc.
Không nên dùng kết hợp salbutamol dạng uống với các thuốc chẹn beta (như propranolol).
Cần thận trọng khi người bệnh có dùng thuốc chống đái tháo đường. Phải theo dõi máu và nước tiểu vì salbutamol có khả năng làm tăng đường huyết. Có thể chuyển sang dùng insulin.
Phải ngừng tiêm salbutamol trước khi gây mê bằng halothan.
Khi chỉ định salbutamol cần phải giảm liều thuốc kích thích beta khác nếu đang dùng thuốc đó để điều trị.
Tương kỵ: Không được pha thêm, trộn thêm một thứ thuốc nào khác vào salbutamol hay vào dung dịch có salbutamol dùng để tiêm truyền.
Nói chung ít gặp ADR khi dùng các liều điều trị dạng khí dung.
Thường gặp, ADR >1/100:
Tuần hoàn: Ðánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Cơ – xương: Run đầu ngón tay.
Hiếm gặp, ADR <1/1000:
Hô hấp: Co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng.
Chuyển hóa: Hạ kali huyết.
Cơ xương: Chuột rút.
Thần kinh: Dễ bị kích thích, nhức đầu.
Phản ứng quá mẫn: Phù, nổi mày đay, hạ huyết áp, trụy mạch.
Salbutamol dùng theo đường uống hoặc tiêm có thể dễ gây run cơ, chủ yếu ở các đầu chi, hồi hộp, nhịp xoang nhanh. Tác dụng này ít thấy ở trẻ em. Dùng liều cao có thể gây nhịp tim nhanh. Người ta cũng đã thấy có các rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn). Khi dùng khí dung, có thể gây co thắt phế quản (phản ứng nghịch thường).
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Muốn tránh miệng, họng bị kích thích, nên súc miệng sau khi hít thuốc.
Giảm liều dùng hoặc ngừng dùng.
Dùng các chế phẩm phối hợp salbutamol – ipratropium.
Có thể giảm nguy cơ gây co thắt phế quản nghịch thường bằng cách điều trị phối hợp với glucocorticos- teroid dạng hít.
Khi dùng liều thông thường mà kém tác dụng thì thường do đợt hen nặng lên. Trường hợp đó thầy thuốc cần dặn người bệnh phải trở lại khám bệnh ngay chứ không được tự ý tăng liều tối đa đã được dặn trước đó.
Trong thuốc có hoạt chất có thể gây kết quả dương tính đối với các xét nghiệm tìm chất doping ở các vận động viên thể dục thể thao.
Nếu người bệnh có nhiều đờm thì cần phải được điều trị thích hợp trước khi dùng salbutamol dạng khí dung.
Phải hết sức thận trọng khi sử dụng salbutamol uống và tiêm cho người bị cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bệnh đang dùng IMAO (thuốc ức chế enzym monoamine oxydase) hay thuốc ức chế beta. Trong các trường hợp này, có thể dùng dưới dạng khí dung.
Cần thận trọng khi dùng các dạng salbutamol đối với người mang thai để điều trị co thắt phế quản vì thuốc tác động đến cơn co tử cung nhất là trong 3 tháng đầu mang thai.
Khi chỉ định salbutamol, cần phải giảm liều thuốc kích thích beta khác nếu đang dùng.
Thời kỳ mang thai: Salbutamol đã được chứng minh gây quái thai ở chuột khi tiêm dưới da với liều tương ứng gấp 14 lần liều khí dung ở người. Chưa có công trình nghiên cứu quy mô nào ở người mang thai. Tuy vậy, khi dùng cần thận trọng cân nhắc lợi hại.
Thời kỳ cho con bú: Hiện nay chưa biết salbutamol có tiết vào sữa mẹ không, nhưng vì khả năng gây quái thai ở một số súc vật, nên cần thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ cho con bú.
Liều dùng:
Liều dùng chỉ định theo từng cá thể, vì hen là một bệnh tiến triển theo thời gian với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc chỉ định liều hàng ngày (với glucocorticosteroid và các thuốc làm giãn phế quản), cũng như các lần dùng thuốc phải dựa vào kết quả thăm dò chức năng hô hấp và cung lượng đỉnh thở ra. Nếu người bệnh không có máy đo cung lượng đỉnh thì có thể hướng dẫn dùng cách thổi vào một quả bóng để đánh giá. Các dạng hít khí dung, hít bột khô và phun sương đều có tác dụng làm giãn phế quản nhanh nhất và ít tác dụng phụ nhất nếu biết cách dùng đúng.
Dạng hít khí dung và hít bột khô: Liều hít một lần khí dung là 100microgam và hít một lần bột khô là 200microgam salbutamol.
Ðiều trị cơn hen cấp: Ngay khi có những triệu chứng đầu tiên, dùng bình xịt khí dung 100microgam/liều cho người bệnh, hít 1 – 2 lần qua miệng, cách 15 phút sau, nếu không đỡ, có thể hít thêm 1 – 2 lần. Nếu đỡ, điều trị duy trì; không đỡ phải nằm viện.
Ðề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn: dùng bình xịt khí dung để hít 2 lần, trước khi gắng sức từ 15 đến 30 phút; trẻ em: hít 1 lần, trước khi gắng sức 15 đến 30 phút.
Cách dùng:
Khí dung: Phải lắc lọ, lật ngược để đáy lọ lên phía trên, miệng ngậm đầu phun. Phải hít vào thật sâu đồng thời phun thuốc và phải ngừng thở trong vài giây, điều này khó thực hiện ở trẻ nhỏ. Có thể dùng một túi nhựa (plastic) hoặc một cốc nhựa, đáy đục một lỗ vừa đầu phun, miệng cốc úp kín mũi và miệng trẻ nhỏ, phun 2 liều vào cốc và để trẻ hít vào 5 lần trong cốc đó.
Bột khô để hít: Phải có đĩa quay và dụng cụ riêng để chọc thủng nang thuốc ngay trước khi dùng.
Dạng phun sương (dùng máy phun sương): Thường dùng cho các trường hợp hen nặng hơn hoặc không đáp ứng.
Người lớn: Liều thường dùng 2,5 – 5mg salbutamol (dung dịch 0,1%) qua máy phun sương, hít trong khoảng 5 – 15 phút, có thể lặp lại mỗi ngày tới 4 lần. Có thể pha loãng dung dịch 0,5% với dung dịch natri clorid 0,9% để có nồng độ 0,1%. Có thể cho thở liên tục qua máy phun sương, thường ở tốc độ 1 – 2mg salbutamol mỗi giờ, dùng dung dịch 0,005 – 0,01% (pha với dung dịch natri clorid 0,9%). Phải đảm bảo cho thở oxygen để tránh giảm oxygen máu.
Một vài người bệnh có thể phải tăng liều đến 10mg salbutamol. Trường hợp này có thể hít 2ml dung dịch salbutamol 0,5% (không cần pha loãng) trong khoảng 3 phút, ngày hít 3 – 4 lần.
Trẻ em: 50 – 150 microgam/kg thể trọng (tức là từ 0,01 đến 0,03ml dung dịch 0,5% /kg, không bao giờ được quá 1ml ). Kết quả lâm sàng ở trẻ nhỏ dưới 18 tháng không thật chắc chắn.
Nếu cơn không dứt hoàn toàn thì có thể lặp lại liều trên 2 – 3 lần trong một ngày, các lần cách nhau từ 1 đến 4 giờ. Nếu phải dùng dạng khí dung nhiều lần thì nên vào nằm viện.
Dạng viên nén để uống:
Người lớn: 2 – 4mg/lần, 3 – 4 lần/ngày. Một vài người bệnh có thể tăng liều đến 8mg/lần. Với người cao tuổi hoặc người rất nhạy cảm với các thuốc kích thích beta2 thì nên bắt đầu với liều 2mg/lần, 3 – 4 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 0,2mg/kg, tức là từ 1 – 2mg/lần; 3 – 4 lần/ngày.
Trẻ em trên 6 tuổi: 2mg/lần; 3 – 4 lần/ngày.
Ðề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn uống 4mg trước khi vận động 2 giờ. Trẻ em lớn uống 2mg trước khi vận động 2 giờ.
Dạng thuốc nước
Ðiều trị cơn hen:
Trẻ em: 0,20 – 0,30mg/kg/ngày, tức là: từ 1 tháng đến 2 năm tuổi: 1/2 thìa chuẩn/lần; 2 – 3 lần/ ngày; từ 2 đến 6 tuổi: từ 1/2 đến 1 thìa/lần; 3 – 4 lần/ngày; trên 6 tuổi: 1 thìa/lần; 3 – 4 lần/ngày.
Người lớn: 0,10 – 0,20mg/kg/ngày, tức từ 1 đến 2 thìa/lần; 3 – 4 lần/ngày.
Với người cao tuổi và những người rất nhạy cảm với thuốc kích thích beta2 thì nên bắt đầu với liều 1 thìa/lần; 3 – 4 lần/ngày.
Ðề phòng cơn hen do gắng sức:
Trẻ em: 1 thìa chuẩn, uống trước khi vận động 2 giờ.
Người lớn: 2 thìa chuẩn, uống trước khi vận động 2 giờ.
Dạng tiêm dưới da
Người lớn: Ống 0,5mg tiêm dưới da. Nếu cần thiết, cách 4 giờ lại tiêm 1 ống. Cách điều trị này cần thực hiện tại bệnh viện.
Thuốc tiêm không dùng để điều trị duy trì hen phế quản.
Tiêm tĩnh mạch chậm: 250microgam, có thể nhắc lại khi cần thiết. Cách điều trị này cần thực hiện ở bệnh viện.
Tiêm truyền tĩnh mạch: Khởi đầu 5microgam/phút, sau đó điều chỉnh liều từ 3 – 20 microgam/phút, tùy theo đáp ứng của người bệnh. Cách điều trị này cần thực hiện ở bệnh viện.
50.0 VNĐ/Lọ