VASTANLUPI

Chỉ định

Ðiều trị tăng huyết áp.
Ðiều trị suy tim (độ II đến IV theo phân loại của NYHA) trên bệnh nhân điều trị thông thường như thuốc lợi tiểu, trợ tim cũng như các chất ức chế ACE hoặc chẹn beta, sự có mặt của những điều trị chuẩn không bắt buộc. Ðối với những bệnh nhân này, Valsartan cải thiện tình trạng bệnh, bước đầu thông qua sự giảm thời gian nằm viện cho bệnh suy tim. Valsartan cũng làm chậm sự tiến triển suy tim, giảm nhẹ độ suy tim chức năng theo phân loại của NYHA, tăng khả năng bơm máu, giảm dấu hiệu và triệu chứng của suy tim và cải thiện chất lượng cuộc sống so với dùng giả dược.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Hạ huyết áp.
Hẹp động mạch chủ năng.
Hẹp động mạch thận và các tổn thương gây hẹp động mạch thận.
Thận trọng trong suy thận.

Tương tác thuốc

Những thuốc đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng bao gồm cimetidine, warfarin, furosemide, digoxin, atenolol, indomethacin, glibenclamide. Vì Valsartan không được chuyển hóa ở một mức độ đáng kể, những tương tác thuốc-thuốc liên quan trên lâm sàng dưới dạng kích thích hay ức chế chuyển hóa hệ cytocrome P450 không thấy đối với valsartan. Mặc dù valsartan có khả năng gắn kết các protein huyết tương cao, các nghiên cứu in vitro vẫn chưa cho thấy bất kỳ một tương tác thuốc nào ở nồng độ này với một loạt các phân tử cũng gắn kết protein mạnh như diclofenac, furosemide, và warfarin.
Việc dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu giữ kali (ví dụ: spironolactone, triamterene, amiloride), các thuốc bổ sung kali, hoặc các chất muối thay thế chứa kali có thể dẫn đến tăng kali huyết thanh. Nếu việc dùng thuốc phối hợp là cần thiết thì phải rất cẩn trọng.

Tác dụng phụ

Nhức đầu, choáng váng, nhiễm virus Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên; ho, tiêu chảy, mệt mỏi, viêm mũi, viêm xoang, đau lưng, đau bụng, buồn nôn, viêm họng, đau khớp.
Các tác dụng phụ khác gồm: phù, suy nhược, mất ngủ, phát ban, yếu sinh lý, chóng mặt. Vẫn chưa được biết liệu những tác dụng phụ này có phải do valsartan hay không. Thuốc ít gây ho vì thuốc không làm bất hoạt bradykinin.

Chú ý đề phòng

Mất muối và/hoặc mất dịch: Trên những bệnh nhân mất muối và/hoặc mất dịch nặng, những người mà dùng liều cao thuốc lợi tiểu, thì có thể xảy ra hạ huyết áp triệu chứng trong một số trường hợp hiếm sau khi bước đầu điều trị bằng Valsartan. Nên chữa mất muối và/hoặc mất dịch trước khi điều trị bằng Valsartan, ví dụ bằng cách giảm liều thuốc lợi tiểu.
Nếu xảy ra hạ huyết áp, bệnh nhân nên được để ở tư thế nằm ngửa, và nếu cần thiết có thể truyền tĩnh mạch dung dịch muối sinh lý. Việc điều trị có thể được tiếp tục khi huyết áp đã ổn định.
Hẹp động mạch thận: Dùng Valsartan ngắn hạn cho 12 bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát do hẹp động mạch thận một bên không gây ra bất kỳ thay đổi nào về huyết động học, creatinine huyết thanh, hoặc urê huyết (BUN). Tuy nhiên vì các thuốc khác ảnh hưởng đến hệ renin-angiotensin-aldosteron có thể làm tăng urê huyết và creatinin huyết thanh trên bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên, nên cần theo dõi như là một biện pháp an toàn.
Suy chức năng thận: Không cần điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng (hệ số thanh thải creatinin < 10 ml/phút) thì chưa có số liệu, và vì thế nên thận trọng.
Suy gan: Không cần điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan. Valsartan chủ yếu được đào thải dưới dạng không đổi qua mật, và bệnh nhân có những rối loạn gây ứ mật cho thấy có hệ số thanh thải valsartan thấp hơn (xem Dược động học). Nên đặc biệt thận trọng khi dùng valsartan cho những bệnh nhân này.
Suy tim: Bệnh nhân với bệnh suy tim được điều trị bằng Valsartan thường hạ huyết áp, không cần ngừng điều trị khi hạ huyết áp nếu dùng theo những chỉ dẫn dưới đây. Nên thận trọng khi bắt đầu tiến hành điều trị trên bệnh nhân suy tim (xem Liều lượng và Cách dùng). Kết quả của sự ức chế hệ renin-angiotensin-aldosterone, làm thay đổi chức năng thận là tùy thuộc vào sự nhạy cảm của mỗi cá thể. Trên những bệnh nhân suy tim nặng chức năng thận của họ có khả năng phải phụ thuộc vào hoạt động của hệ renin-angiotensin-aldosterone, điều trị với chất ức chế men chuyển angiotensin và thụ thể đối kháng angiotensin có thể dẫn đến thiểu niệu hoặc tăng urê huyết và (hiếm) với suy thận cấp và/hoặc tử vong.
Tác dụng đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc: Cũng như đối với các thuốc chống tăng huyết áp khác, nên thực hiện sự thận trọng khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Do cơ chế hoạt động của các thuốc đối kháng angiotensin II, nguy cơ đối với thai không thể được loại trừ. Tác dụng của những thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) cho dùng trên phụ nữ có thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối được báo cáo là đã gây tổn thương và chết đối với thai đang phát triển ở tử cung. Cũng giống với bất kỳ thuốc nào tác động trực tiếp trên hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAAS), không nên cho dùng Valsartan trong thời kỳ thai nghén. Nếu phát hiện thấy có thai trong khi đang điều trị, phải ngừng dùng Valsartan càng sớm càng tốt. Vẫn chưa được biết valsartan có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Valsartan bài tiết được qua sữa của chuột nuôi con bú. Vì vậy không nên dùng Valsartan cho những bà mẹ nuôi con bú.

Liều lượng

Cao huyết áp: Liều được khuyến cáo của Valsartan là 80mg/1 lần/ngày, không phân biệt chủng tộc, tuổi hoặc giới tính. Tác dụng chống tăng huyết áp thể hiện rõ ràng trong vòng 2 tuần và tác dụng tối đa đạt sau 4 tuần. Trên những bệnh nhân có huyết áp không được kiểm soát thỏa đáng, liều hàng ngày có thể tăng tới 160mg, hoặc có thể thêm thuốc lợi tiểu. Không cần điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận hoặc suy gan không phải do nguyên nhân mật và không có ứ mật. Cũng có thể dùng Valsartan với các thuốc chống tăng huyết áp khác.
Suy tim: Liều ban đầu được khuyến cáo của Valsartan là 40mg/2 lần/ngày. Liều dùng cao nhất là 80mg đến 160mg hai lần mỗi ngày, ở bệnh nhân dung nạp được. Nên giảm liều khi dùng kết hợp với thuốc chống lợi tiểu. Liều tối đa trong ngày đã hướng dẫn trong các thử nghiệm lâm sàng là 320mg nhưng phải chia liều. Tính an toàn và hiệu quả của Valsartan chưa được xác định trên trẻ em.

Giá tham khảo

11.0 VNĐ/Viên