Nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng nhạy cảm của các vi khuẩn sau: Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, Serratia sp, Citrobacter sp, Proteus sp (indole dương tính và indole âm tính), Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus sp (coagulase dương tính và coagulase âm tính, kể cả các chủng đề kháng pénicilline và méticilline) và Neisseria gonorrhoeae. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy netilmicin có hiệu quả trong: nhiễm trùng máu (kể cả nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh), nhiễm trùng nặng đường hô hấp; nhiễm trùng thận, tiết niệu-sinh dục; nhiễm trùng da, mô mềm; nhiễm trùng xương khớp; nhiễm trùng khi giải phẫu; vết thương, bỏng; nhiễm trùng trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc); nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Quá mẫn cảm hoặc các phản ứng độc hại nghiêm trọng với netilmicin hay với các aminoglycoside khác.
Nên tránh sử dụng tại chỗ hay sử dụng toàn thân cùng lúc và/hoặc liên tiếp với các dược phẩm có khả năng gây độc tính trên thận và/hoặc trên thần kinh như cisplatine, bacitracine, polymyxine B, colistine, cephaloridine, amphotéricine B, kanamycine, acyclovir, gentamicine, amikacine, sisomicine, tobramycine, neomycine, streptomycine, paromomycine, viomycine và vancomycine. Nguy cơ thể hiện độc tính có thể cao hơn ở bệnh nhân lớn tuổi và cơ thể bị mất nước. Nên tránh sử dụng đồng thời netilmicin với các thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh, như acide éthacrynique hoặc furosémide, vì bản thân các thuốc lợi tiểu này có thể gây độc tính trên tai. Hơn nữa, khi dùng đường tĩnh mạch, các thuốc lợi tiểu có thể làm tăng độc tính của các aminoglycoside do làm biến đổi nồng độ kháng sinh trong huyết thanh và trong mô.
Ðộc tính trên thận: hiếm và thường là nhẹ được báo cáo xuất hiện sau khi dùng netilmicin. Ở người lớn tuổi, bệnh nhân có tiền sử suy thận hoặc được điều trị với lượng lớn hơn yêu cầu, độc tính xảy ra thường hơn và hầu hết là có thể phục hồi.
Ðộc tính trên thần kinh: không giống các aminoglycoside khác, dung dịch tiêm Netromycin có độc tính trên tiền đình và trên ốc tai rất thấp. Có thể có thiểu năng tiền đình thoáng qua do cơ chế bù trừ. Thiểu năng ốc tai hiếm gặp thì thường là không thể phục hồi. Tác dụng ngoại ý lên cả tiền đình và các nhánh nghe của dây thần kinh sọ số 8 xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân suy thận và dùng liều cao và/hoặc điều trị kéo dài. Một số triệu chứng xảy ra gồm: choáng váng, chóng mặt, ù tai, mất thính lực. Mất thính lực thường biểu hiện bằng sự giảm nghe âm có âm sắc cao. Các yếu tố khác cũng có thể tăng nguy cơ gây độc tính trên tai của aminoglycoside. Nguy cơ độc tính thấp trên bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Không được chỉ định dùng dung dịch tiêm Netilmicin với liều cao hơn hoặc thời gian dài hơn liều khuyên dùng.
Một số bệnh nhân đã có tiền sử bị độc tính trên thần kinh với các aminoglycoside khác được điều trị một cách an toàn với dung dịch tiêm Netilmicin.
Các tác dụng ngoại ý khác hiếm xảy ra được ghi nhận với netilmicin bao gồm: nhức đầu, khó chịu, rối loạn thị giác, mất khả năng định hướng, tim đập nhanh, hạ huyết áp, đánh trống ngực, dị cảm, phát ban, ớn lạnh, sốt, giữ nước, nôn mửa và tiêu chảy. Rất hiếm khi có báo cáo xuất hiện phản vệ.
Các bất thường trong những nghiên cứu cận lâm sàng liên quan đến netilmicin bao gồm: tăng đường huyết; tăng phosphatase kiềm; tăng SGOT hay SGPT; bilirubine; tăng kali; các nghiên cứu chức năng gan bất thường khác; giảm hémoglobine, bạch cầu và tiểu cầu; tăng bạch cầu ưa acide, thiếu máu và tăng thời gian prothrombine.
Nói chung, dung nạp tại chỗ của Netilmicin thường là tốt, tuy nhiên đôi khi có hiện tượng đau ở nơi chích hay phản ứng tại chỗ. So sánh sự chọn lọc lâm sàng ngẫu nhiên giữa netilmicin và amikacine thì khi tiêm bắp netilmicin gây đau ít hơn một cách đáng kể so với amikacine.
Ở bệnh nhân suy thận, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc với liều cao hoặc điều trị kéo dài và ở những người lớn tuổi, nguy cơ thuốc gây độc tính trên thận cao hơn so với ở người bình thường. Mặc dù độc tính trên tai của netilmicin không thường xuyên và biểu hiện nhẹ hơn so với các aminoglycoside khác, cũng có thể xảy ra giảm thính lực và rối loạn chức năng tiền đình, chủ yếu ở những bệnh nhân có tổn thương thận từ trước và những bệnh nhân có chức năng thận bình thường được điều trị với liều cao hơn và/hoặc thời gian điều trị lâu hơn mức độ thông thường khuyên dùng. Nên khảo sát chức năng thận và dây thần kinh sọ số 8 trong khi điều trị, đặc biệt ở các bệnh nhân đã có hoặc nghi ngờ bị giảm chức năng thận thì nên khảo sát thêm lúc bắt đầu điều trị.
Nên khảo sát nước tiểu để xác định sự giảm tỉ trọng đặc hiệu, tăng bài tiết protéine và có sự hiện diện của tế bào hoặc các trụ niệu.
Nên kiểm tra định kỳ BUN, créatinine huyết thanh hay thanh thải créatinine. Khi có thể, khuyên nên làm thính lực đồ định kỳ, đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ tai biến cao. Cần chỉnh liều hoặc ngưng dùng thuốc nếu có các bằng chứng độc tính trên tai và trên thận. Như với các aminoglycoside khác hoặc những trường hợp hiếm gặp, sự thay đổi chức năng thận và dây thần kinh số 8 có thể không xuất hiện cho đến sau khi điều trị hoàn toàn.
Nên xác định nồng độ aminoglycoside trong huyết thanh để bảo đảm rằng thuốc đạt được nồng độ thích đáng và tránh ngưỡng độc hại. Khi khảo sát nồng độ tối đa netilmicin, nên tránh dùng kéo dài các nồng độ trên 16mcg/ml. Nồng độ tối đa và/hoặc tối thiểu trong huyết thanh của aminoglycoside quá lớn có thể làm tăng độc tính trên thận và dây thần kinh sọ số 8. Nồng độ tối thiểu (ngay trước khi dùng liều kế tiếp) thường sẽ ở trong khoảng 0,5-2mcg/ml với liều khuyến cáo sử dụng. Nên tránh các nồng độ tối thiểu trên 4mcg/ml.
Ở bệnh nhân bị phỏng diện rộng, dược động của thuốc bị biến đổi có thể dẫn đến sự giảm các nồng độ aminoglycoside trong huyết thanh. Việc đo nồng độ netilmicin trong huyết thanh đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân này để làm cơ sở điều chỉnh liều.
Các kháng sinh có độc tính trên thần kinh hay thận có thể được hấp thu đáng kể từ bề mặt cơ thể sau khi thoa hoặc đắp tại chỗ. Nên lưu ý khả năng độc hại của các kháng sinh này khi điều trị bằng cách này.
Gia tăng độc tính trên thận được ghi nhận sau khi dùng đồng thời các kháng sinh aminoglycoside và céphalosporine.
Mặc dù sự ức chế thần kinh-cơ và liệt hô hấp chưa là vấn đề được đặt ra qua các thử nghiệm lâm sàng, hiện tượng này đã được ghi nhận ở thú được cho dùng netilmicin với liều cao hơn đáng kể so với liều dùng trên lâm sàng, do đó, nên xem xét khả năng này xảy ra ở người, nhất là khi sử dụng aminoglycoside ở bệnh nhân dùng thuốc gây mê, các chất gây ức chế thần kinh-cơ (như succinyl choline, tubocurarine hay decamethonium) hoặc tiêm truyền lượng lớn citrate chống đông máu. Nếu có hiện tượng nghẽn thần kinh cơ, có thể dùng muối calcium để phục hồi.
Nên sử dụng thận trọng các aminoglycoside ở bệnh nhân bị rối loạn thần kinh-cơ, như chứng nhược cơ nặng hay ngộ độc Clostridium botulinum ở trẻ em hoặc bệnh Parkinson, vì các thuốc này trên lý thuyết làm nặng thêm sự nhược cơ do tác dụng giống curare ở chỗ nối thần kinh-cơ.
Ở bệnh nhân lớn tuổi, chức năng thận có thể suy giảm mà không phát hiện được rõ ràng qua các xét nghiệm thường quy như BUN hoặc créatinine huyết thanh. Sự xác định hệ số thanh thải créatinine có thể hữu ích hơn. Cũng như các aminoglycoside khác, kiểm soát chức năng thận khi điều trị với netilmicin đặc biệt quan trọng ở các bệnh nhân này.
Hội chứng giống Fanconi, với nhiễm toan chuyển hóa và có acide amine niệu được báo cáo ở một số trường hợp người lớn và trẻ em được điều trị với netilmicin sulfate. Ðã chứng minh được tính dị ứng chéo giữa các aminoglycoside. Bệnh nhân phải được cung cấp nước đầy đủ trong quá trình điều trị.
In vitro, trộn lẫn một kháng sinh họ aminoglycoside với các loại bêta-lactam (pénicilline hoặc céphalosporine) gây mất hoạt tính lẫn nhau một cách đáng kể. Ngay cả khi 1 aminoglycoside và 1 kháng sinh loại pénicilline được sử dụng riêng rẽ bằng các con đường khác nhau, cũng có báo cáo về giảm thời gian bán hủy trong huyết thanh của aminoglycoside hoặc nồng độ aminoglycoside trong huyết thanh ở các bệnh nhân bị giảm chức năng thận và ở một số bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Thông thường, tác dụng mất hoạt tính như thế của aminoglycoside chỉ có ý nghĩa về lâm sàng trên những bệnh nhân suy thận trầm trọng.
Việc trị liệu bằng netilmicin có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi khuẩn không nhạy cảm. Nếu xảy ra trường hợp này, phải dùng các trị liệu thích hợp.
Thuốc tiêm Netilmicin có chứa métabisulfite Na và sulfite Na; các chất này có thể gây ra các phản ứng dị ứng bao gồm các triệu chứng phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng hoặc các cơn suyễn không trầm trọng ở một vài đối tượng nhạy cảm. Tính nhạy cảm với sulfite thường xuyên được nhận thấy ở người bị suyễn hơn là ở người không bị suyễn.
Lúc có thai và cho con bú:Việc an toàn khi sử dụng thuốc ở thai phụ chưa được làm rõ. Các nghiên cứu trên phụ nữ cho con bú cho thấy có 1 lượng nhỏ netilmicin được bài tiết qua sữa mẹ. Do khả năng của các tác dụng ngoại ý này nên ngưng cho con bú hoặc ngưng thuốc.
Liều khuyến cáo dùng là như nhau ở đường tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Nên theo dõi trọng lượng cơ thể của bệnh nhân trước khi điều trị để tính toán liều lượng cho đúng. Ở người béo phì nên tính toán liều aminoglycoside theo ước lượng trọng lượng không có mỡ. Không nên trộn lẫn Netilmicin với các thuốc khác mà phải dùng riêng rẻ theo đường dùng và phác đồ được khuyến cáo. Cần đo nồng độ tối đa và tối thiểu của netilmicin trong huyết thanh để chắc rằng thuốc được dùng đủ không vượt quá nồng độ cần thiết. Khi dùng Netilmicin mỗi ngày trong 2 hay 3 ngày, nồng độ tối đa được đo trong 30 phút đến 1 giờ sau khi uống cần trong khoảng 4-12mcg/ml; nên điều chỉnh liều để tránh nồng độ tối đa trong huyết thanh kéo dài trên 16mcg/ml. Nên tránh nồng độ tối thiểu đo trước khi uống liều kế tiếp cao hơn 4mcg/ml. Khi dùng Netilmicin một liều duy nhất nỗi ngày, có thể dự đoán nồng độ đỉnh trong khoảng 20-30 mcg/ml. Thời gian trị liệu thông thường cho mọi bệnh nhân là từ 7-14 ngày. Trong các trường hợp nhiễm trùng có biến chứng, cần điều trị lâu dài hơn. Mặc dù các đợt điều trị kéo dài của netilmicin được dung nạp tốt, việc kiểm tra chức năng thận, thính giác, thị giác và tiền đình cho bệnh nhân được điều trị quá khoảng thời gian thông thường là rất quan trọng. Liều nên được giảm khi biểu hiện lâm sàng cho phép.
Ðường tiêm bắp:
Bệnh nhân có chức năng thận bình thường:
Người lớn: trường hợp nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng toàn thân không trầm trọng ở các bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liều dùng là 4-6mg/kg/ngày chia làm 3 lần bằng nhau cách mỗi 8 giờ, hoặc chia làm 2 lần bằng nhau cách mỗi 12 giờ hoặc dùng mỗi ngày 1 lần. Nói chung, với khoảng liều lượng này, dùng liều thấp hơn trong trường hợp nhiễm trùng đường tiểu và cao hơn trong các bệnh nhiễm toàn thân. Với cả hai công dụng, liều dùng nên được điều chỉnh tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và tình trạng của bệnh nhân. Ở người lớn cân nặng từ 40-60 kg: có thể dùng 100mg mỗi 12 giờ. Ở người lớn với thể trọng nặng hơn hay nhẹ hơn khoảng trọng lượng nêu trên, liều dùng nên được tính bằng mg/kg của trọng lượng cơ thể không tính mỡ.
Ở bệnh nhân nhiễm trùng nặng: dùng 7,5mg/kg/ngày chia làm 3 liều bằng nhau cách mỗi 8 giờ. Liều này nên giảm còn 6mg/kg/ngày hoặc ít hơn ngay khi biểu hiện lâm sàng cho phép, thường trong khoảng 48 giờ.
Trẻ em: 6-7,5mg/kg/ngày (dùng 2-2,5mg/kg cách mỗi 8 giờ)
Trẻ sơ sinh và mới sinh trên 1 tuần: 7,5-9mg/kg/ngày (dùng 2,5-3mg/kg cách mỗi 8 giờ)
Trẻ sinh thiếu tháng hoặc mới sinh 1 tuần hay dưới 1 tuần: 6mg/kg/ngày (3mg/kg dùng cách mỗi 12 giờ)
Bệnh nhân suy thận:
Liều phải được điều chỉnh ở các bệnh nhân bị suy thận. Khi có thể, nên kiểm tra nồng độ netilmicin trong huyết thanh. Lịch dùng thuốc không nhất thiết theo chỉ định cứng nhắc nhưng được nêu ra như một hướng dẫn về liều lượng khi sự đo lường netilmicin trong huyết thanh không thể thực hiện được. Nếu không có định lượng huyết thanh và chức năng thận ổn định, hệ số thanh thải créatinine và créatinine huyết thanh là các chỉ dẫn có giá trị nhất về mức độ thiểu năng thận để hướng dẫn việc điều chỉnh liều lượng.
Chế độ điều trị thay đổi về khoảng cách dùng liều: có thể điều chỉnh bằng cách gia tăng khoảng thời gian giữa các liều được dùng thông thường. Vì nồng độ créatinine trong huyết thanh có tương quan lớn với thời gian bán hủy của netilmicin trong huyết thanh, xét nghiệm này có thể hướng dẫn cho việc điều chỉnh khoảng cách thời gian giữa các liều. Khoảng cách thời gian giữa các lần dùng thuốc (tính bằng giờ) có thể được ước lượng bằng cách nhân mức créatinine trong huyết thanh (tính bằng mg/100ml) với 8. Thí dụ: một bệnh nhân cân nặng 60kg với mức créatinine trong huyết thanh là 3mg/100ml có thể dùng 120mg (2mg/kg) cách 24 giờ (3×8).
Chế độ điều trị thay đổi về liều lượng: Ở các bệnh nhân nhiễm trùng toàn thân nặng hoặc suy thận, kháng sinh có thể dùng với khoảng cách thời gian ngắn hơn nhưng liều giảm đi. Ở các bệnh nhân này, nên đo nồng độ netilmicin trong huyết thanh.
Các phương pháp đề xuất:
Sau liều khởi đầu hoặc liều tấn công thông thường, một hướng dẫn sơ bộ để xác định việc giảm liều ở cách khoảng 8 giờ là chia liều yêu cầu thông thường với mức créatinine trong huyết thanh. Thí dụ: sau liều khởi đầu 120mg (2mg/kg), 1 bệnh nhân cân nặng 60kg với mức créatinine trong huyết thanh là 3mg/100ml sẽ được cho dùng 40mg mỗi 8 giờ (120/3).
Nếu biết hệ số thanh thải créatinine, liều duy trì được dùng mỗi 8 giờ có thể tính bằng công thức sau :
Liều duy trì mỗi 8 giờ = Liều duy trì thông thường x Ccr ghi nhận/Ccr bình thường
Ccr = Hệ số thanh thải créatinine (ml/phút/1,73m2)
Liều khởi đầu hay tiếp theo giống nhau ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
Hướng dẫn chỉnh liều lượng ở bệnh nhân thiểu năng thận (liều cách 8 giờ sau liều khởi đầu bình thường).
Phác đồ được nêu như một hướng dẫn liều lượng khi việc đo mức créatinine trong huyết thanh không thực hiện được. Sự suy giảm hoạt động chức năng thận có thể đòi hỏi giảm liều nhiều hơn so với liều được nêu ra cho bệnh nhân có tình trạng suy thận ổn định.
Ðường tiêm tĩnh mạch: Netilmicin hữu hiệu trong điều trị bệnh nhân bị nhiễm trùng máu hoặc bị sốc. Việc sử dụng thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch cũng được ưa chuộng ở các bệnh nhân suy tim sung huyết, rối loạn về máu, bỏng nặng hoặc bị giảm trọng lượng cơ.
Dùng đường tiêm tĩnh mạch ở người lớn, 1 liều duy nhất có thể được pha loãng trong 50-200 ml dung dịch muối đẳng trương hay dung dịch vô trùng Dextrose 5%; ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thể tích chất pha loãng nên tùy thuộc nhu cầu nước của bệnh nhân. Dung dịch có thể được tiêm truyền trên khoảng thời gian từ nửa giờ đến 2 giờ. Trong một số trường hợp, có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc bơm chậm vào ống truyền tĩnh mạch trong khoảng 3-5 phút.
Về lý tính, Netilmicin tương hợp với các dung dịch pha tiêm được kể dưới đây và không mất tác dụng ở nồng độ 3mg/ml (về cơ bản) khi giữ ở nhiệt độ phòng hay nhiệt độ lạnh trên 7 ngày:
Nước pha tiêm tiệt khuẩn; dung dịch muối tiêu chuẩn; dung dịch tiêm NaCl; Dextrose 5% trong nước; Dextrose 5% với dung dịch điện giải số 48; Dextrose 5% với dung dịch điện giải số 75; Dextrose 5% và dung dịch tiêm NaCl 0,9%; dung dịch tiêm Dextrose 50%; dung dịch tiêm sodium bicarbonate 5%; 6% Dextran 75 trong Dextrose 5%; 10% Dextran 40; Dextrose 10% trong nước; dung dịch tiêm Ringer; dung dịch tiêm Lactated Ringer; dung dịch tiêm Lactate Ringer với Dextrose 5%; Isolyte P* với Dextrose 5%; Isolyte M* với Dextrose 5%; Isolyte E* với Dextrose 5%; dung dịch tiêm Osmitrol 10 và 20%; dung dịch tiêm Plasma-lyte M Dextrose 5%; dung dịch tiêm Plasma-lyte 148; Plasma-lyte 56 với Dextrose 5%; Plasma-Lyte 148 với Dextrose 5%; Ionosol B trong D5-W; Ionosol T trong Dextrose 5%; 10% Travert + với dung dịch điện giải số 2; 10% Travert + với dung dịch điện giải số 3; 10% Gentran* 40 và Dextrose 5%; Dextrose 5% trong Polysal ++; 5% dung dịch tiêm Amigen hoặc dung dịch tiêm Amigen 5% với Dextrose 5%; Normosol-R; Polysal; dung dịch tiêm Aminosol 5%; dung dịch tiêm Fre-amine II 8,5%; dung dịch tiêm Fructose 10%; và Rheomacrodex 10% trong Dextrose 5%.
(*): Nhãn hiệu thương mại của Viện bào chế McGaw.
(+): Nhãn hiệu thương mại của Viện bào chế Baxter-Travenol, Inc.
(++): Nhãn hiệu thương mại của Viện bào chế Cutter, Inc.
Ðiều trị theo các chế độ liều lượng đặc biệt : bệnh lậu ở phái nam và ở phái nữ: Tiêm bắp một liều duy nhất 300 mg Netromycin. Nên tiêm sâu vào phần tư trên ngoài của mông (100 mg/ml) với nửa liều ở mỗi bên mông. Khuyến cáo điều chỉnh liều dựa trên thể trọng không tính mỡ đối với bệnh nhân nhỏ người hay to béo.
Các nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng, đặc biệt trong trường hợp mạn tính và tái phát và không có thiểu năng thận, bệnh nhân được điều trị với liều 3mg/kg, tương ứng với 150-200 mg, tiêm bắp mỗi ngày một liều trong 7-10 ngày.
Thẩm phân lọc máu: ở người lớn suy thận chịu sự thẩm phân lọc máu, lượng netilmicin rút ra từ máu có thể thay đổi tùy thuộc nhiều yếu tố, bao gồm phương pháp thẩm phân đã được sử dụng. Một sự thẩm phân lọc máu trong 8 giờ có thể làm giảm nồng độ netilmicin trong huyết thanh khoảng 63%. Thẩm phân ngắn hơn sẽ loại trừ được ít thuốc hơn. Liều khuyến cáo dùng sau mỗi lần thẩm phân là 2mg/kg.
Trẻ em: dùng 2-2,5mg/kg/ngày, tùy thuộc vào tính trầm trọng của nhiễm trùng.
Ðiều trị phối hợp: không nên giảm liều netilmicin khi phối hợp với các kháng sinh khác ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường hoặc suy yếu.
31.0 VNĐ/Ống