Gây tê sâu hoặc gây tê tại chỗ
- Gây tê ngoài màng cứng được chống chỉ định với:
+ Bệnh nhân có tiền sử mất máu nặng hoặc sốc do thuốc này
+ Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết
- Gây tê ngoài màng cứng không nên tiến hành khi chỗ tiêm bị viêm
- Bệnh nhân mẫn cảm với thuốc này hoặc các thuốc tê tại chỗ dẫn xuất amide khác
- Bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc co mạch
- Bệnh nhân tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, suy tim, cường giáp trạng, tiểu đường và co thắt mạch
- Tác dụng làm tăng huyết áp của Epinephrine tăng đáng kể ở người bệnh dùng thuốc chẹn beta không chọn lọc như propanolol. Các thuốc chẹn beta khi dùng đồng thời với Lidocain có thể chậm làm chuyển hóa Lidocain do giảm lưu lượng máu ở gan, làm tăng nguy cơ ngộ độc Lidocain
- Bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng có đáp ứng rất mạnh khi tiêm epinephrine
- Cimetidin khi dùng đồng thời với Lidocain làm ức chế chuyển hóa Lidocain ở gan, làm tăng nguy cơ ngộ độc Lidocain
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Độ an toàn của phụ nữ mang thai chưa được thiết lập vì thế không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai trừ khi lợi ích cần thiết đặt trên mọi nguy cơ khác
Lidocain phân bố trong sữa mẹ với 1 lượng rất nhỏ. Adrenalin cũng được coi là an toàn khi dùng cho phụ nữ cho con bú
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Sau khi tiêm không lái xe và vận hành máy móc
- Sốc: sốc có thể xảy ra, do đó bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ. Nếu có tụt huyết áp, tái xanh, loạn nhịp, giảm thông khí, phải ngưng dùng thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp.
- Tăng thân nhiệt ác tính (trừ khi gây tê bề mặt): nếu kèm theo nhanh nhịp tim, loạn nhịp, thay đổi huyết áp, sốt, xanh tím, nhiễm toan, rối loạn trương lực cơ, toát mồ hôi, tăng kali huyết, tăng hô hấp, myoglobin niệu xảy ra, phải ngưng dùng thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp như truyền tĩnh mạch dantrolene natri, làm mát, thở oxy, cân bằng acid-base
- Hệ thần kinh trung ương
Nếu xảy ra run hoặc co thắt, phải ngưng dùng thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp như truyền tĩnh mạch diazepam hoặc barbiturat hoặt lực siêu nhanh như thiopental
Hoa mắt, lo lắng, bồn chồn, chóng mặt, nôn, buồn nôn có thể xảy ra, do đó bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ
- Quá mẫn: phản ứng da như mề đay, phù có thể xảy ra
Thông báo cho bác sỹ các phản ứng phụ xảy ra khi dùng thuốc
- Thận trọng khi gây tê ngoài màng cứng cho:
+ Bệnh nhân bị bệnh thần kinh trung ương như viêm màng não, viêm não tủy xám
+ Phụ nữ có thai
+ Bệnh nhân cao tuổi
+ Bệnh nhân dị dạng cột sống
- Bệnh nhân dùng thuốc tê nhóm halogen
- Bệnh nhân dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc chất ức chế monoamin oxidase
- Gây tê trong thủ thuật nha khoa: tiem 6-40mg Lidocain Hcl (0,3-2,0ml) để gây tê sâu hoặc gây tê tại chỗ.
- Gây tê trong phẫu thuật răng miệng: tiêm 60-100mg Lidocain Hcl (3-5ml)
Thuốc chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sĩ
Đang cập nhật