Tim Mạch

Chào bác sĩ. Em năm nay 26 tuổi, em bị giãn tĩnh mạch bẩm sinh ỏ chân trái, ngoài nhũng gân xanh ngoằn nghèo từ hông xuống đến bàn chân thì có những khối u(tạm gọi là khối u vì không biết nó.là gì) trãi dài ở cẳng chân nũa. Trong đó có 1khối u ở cẳng chân sờ vào đau và có hạt li ti, 2 khối u ở vùng sinh dục lúc sung to bằng quả trứng gà rất đau. Xuơng chân t không được thẳng như chân p. Ngôi hoặc đứng thì căng chân rất đau. Đi lại khó khăn. Xin hỏi bác sĩ bệnh có điều trị được không va điều trị ở đâu ạ

nguyễn thị nương

(2016/05/21 16:01)

Chào bạn!
Bạn bị suy giãn tĩnh mạch bẩm sinh, những khối u của bạn đã xuất hiện lâu chưa, bạn đã đi khám lại chưa? Tốt nhất bạn cần đi khám lại, bác sỹ sẽ xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp cho bạn. Về điều trị thì có một số phương pháp sau: Nội khoa: Thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc hàng ngày. Tùy trường hợp mà sử dụng các thuốc: giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, chống đau, làm tan cục máu, làm bền thành mạch... Mang vớ áp lực: đeo liên tục ban ngày giúp khép các van tĩnh mạch bị hở làm hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề. Chích xơ: áp dụng cho các dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú. Phẫu thuật: lấy bỏ các búi tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da..Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser: là kỹ thuật mới điều trị dãn tĩnh mạch, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây. Để tránh biến chứng, suy tĩnh mạch mạn tính diễn biến mạn tính lâu dài theo thời gian và tuổi tác, cần tập trung chữa trị tốt, có kế hoạch theo dõi tái khám định kỳ khi bệnh còn ở các giai đoạn sớm, điều trị bằng thuốc và vớ áp lực ở giai đoạn dãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện hay dạng lưới, ở giai đoạn dãn thân tĩnh mạch, cần đến phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp nội mạch phối hợp với điều trị nội khoa. Cần thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt, tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài; khi đi ô tô hay máy bay đường dài thì phải gấp duỗi chân từng lúc cho máu lưu thông, uống nhiều nước, mang tất dài hỗ trợ; giảm cân khi dư thừa; dùng thuốc để phòng huyết khôi tĩnh mạch sâu khi có chỉ định. Các tổn thương van tĩnh mạch mạn tính tuy không thể hồi phục, nhưng nếu điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể làm việc sinh hoạt bình thường.
Chúc bạn sức khỏe!
Nội khoa
- Thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc hàng ngày.
- Tùy trường hợp mà sử dụng các thuốc: giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, chống đau, làm tan cục máu, làm bền thành mạch (aescin, flavonoid)...

Mang vớ áp lực: đeo liên tục ban ngày giúp khép các van tĩnh mạch bị hở làm hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.

Chích xơ: áp dụng cho các dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú.

Phẫu thuật: lấy bỏ các búi tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da...

Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser: là kỹ thuật mới điều trị dãn tĩnh mạch, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.

NÊN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG

Suy tĩnh mạch mạn tính diễn biến mạn tính lâu dài theo thời gian và tuổi tác.
Cần tập trung chữa trị tốt, có kế hoạch theo dõi tái khám định kỳ khi bệnh còn ở các giai đoạn sớm.
Điều trị bằng thuốc và vớ áp lực ở giai đoạn dãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện hay dạng lưới.
Ở giai đoạn dãn thân tĩnh mạch, cần đến phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp nội mạch phối hợp với điều trị nội khoa.
Cần thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt, tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài; khi đi ô tô hay máy bay đường dài thì phải gấp duỗi chân từng lúc cho máu lưu thông, uống nhiều nước, mang tất dài hỗ trợ; giảm cân khi dư thừa; dùng thuốc để phòng huyết khôi tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.
Các tổn thương van tĩnh mạch mạn tính tuy không thể hồi phục, nhưng nếu điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể làm việc sinh hoạt bình thường.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tim Mạch
Cho cháu hoj bj dau nguc va co nuoc vang duc la hjen tuong j ạ

Liên Nguyễn

(2015/12/28 21:21)