Tai Mũi Họng

Dạ chào bác sĩ ạ.E là nữ năm nay 19 tuổi. Dạo này em thấy mình hay bị đau họng,họng em cảm thấy khô rát hơi đau. Khoang miệng dường như tuyến nước miếng không thể tự tiết được vì thế e cảm thấy miệng khô, có mùi hôi. Kèm theo đó thi thoảng em đau đầu, nóng nhưng không ốm sốt gì ạ. Em rất mong bác sĩ trả lời giúp cho em. Em xin cảm ơn rất nhiều ạ.

Bảo Trang

(2016/04/05 21:40)

Chào bạn,
Khô miệng tạm thời thường là do uống nước không đủ, viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên nếu kéo dài thì mắc một trong các bệnh lí dưới đây
\nBệnh đái tháo đường~ tình trạng chỉ số đường huyết bất ổn định có liên quan đến chứng khô miệng
HIV/AIDS
Chứng trầm cảm
Mức huyết áp cao và bất ổn định
Bệnh Alzheimer
Bệnh suy thượng thận mạn (Addison)
Bệnh gan do rượu
Chứng mất nước toàn thể và nhiễm trùng tuyến nước bọt
\nĐể biết bạn có bị khô miệng không thì trả lời các câu hỏi dưới đây:
\nQuý vị có dùng một hoặc nhiều loại thuốc kê toa hàng ngày hay không?
Mỗi khi quý vị thức dậy vào buổi sáng, quý vị có cảm giác miệng mình khó chịu và khô khốc hay không?
Quý vị có gặp khó khăn khi nuốt hoặc nói chuyện hay không?
Quý vị có uống nhiều nước để tránh cho miệng quý vị cảm thấy khô hay không?
Quý vị có thường cảm thấy khô cổ họng hoặc đôi khi miệng nóng rát hay không?
Lưỡi quý vị có bị nóng rát hoặc đổi sang màu đỏ sẫm hơn hay không?
Quý vị có đôi khi cảm thấy lưỡi mình khô như lớp da giày hay không?
Quý vị có đôi khi nhận thấy cơn đau họng hoặc rát lưỡi kéo dài không dứt hay không?
Có phải lượng nước bọt tiết ra trong miệng quý vị dường như quá ít hay không?
Quý vị có phải uống nước để giúp nuốt trôi thức ăn khô hay không?
Miệng quý vị có cảm giác khô khan sau mỗi bữa ăn hay không?
\nNếu quý vị trả lời "có" cho một hoặc nhiều câu hỏi trên, hãy tham vấn bác sĩ điều trị/y tá của quý vị và đến khám ở chỗ bác sĩ chuyên vệ sinh răng miệng/nha sĩ để biết thêm thông tin về chứng khô miệng và sức khỏe răng miệng.
GỢI Ý GIÚP CHĂM SÓC/LÀM THUYÊN GIẢM CHỨNG KHÔ MIỆNG:
\nUống nước, loại có nhiệt độ ngang nhiệt độ phòng, thường xuyên cả ngày và đêm, và luôn mang theo chai nước uống bên mình quý vị.
Tránh uống nhiều nước có nhiệt độ nước quá mức bình thường (quá nóng hoặc quá lạnh).
Chỉ uống loại nước không có đường và tránh các loại thức uống có ga.
• Tránh các thức uống có chứa chất caffeine vì caffeine có thể khiến miệng bị khô. Việc thỉnh thoảng uống cà phê, trà hoặc sô-đa dành cho người ăn kiêng là điều bình thường, nhưng đừng lạm dụng chúng.
• Trong khi dùng bữa, hãy dùng kèm theo một loại thức uống, ví dụ như nước. Uống nước trước, trong và sau khi dùng bữa.
Nhai kẹo cao su không đường hoặc mút kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt.
• Nếu quý vị đang hút thuốc hoặc uống rượu, thì hãy ngừng lại! Cả việc hút thuốc lẫn uống thức uống có cồn đều làm khô miệng và khiến quý vị dễ bị nhiễm các chứng bệnh về nướu răng và ung thư răng miệng.
Chọn loại thuốc súc miệng không cồn bán không cần toa nếu quý vị có thói quen dùng dung dịch súc miệng. Hãy đọc nhãn của chúng để đảm bảo rằng thành phần của chúng không chứa cồn.
Hãy thử dùng máy phun sương dêm để tăng độ ẩm không khí trong phòng.
\nCác liệu pháp điều trị nha khoa tại phòng mạch để trị chứng khô miệng nên bao gồm các liệu pháp thuốc đắp flo-rua tại phòng mạch, thuốc flo-rua kê toa dùng tại gia, thuốc súc miệng kháng khuẩn/ngừa nấm hoặc các loại dược phẩm khác và kẹo nhai Xylitol. Việc chụp quang tuyến để chẩn đoán sẽ cần phải tiến hành thường xuyên hơn để ngăn ngừa và khôi phục răng sâu mục. Ngoài ra, các hướng dẫn tự chăm sóc phải được tái tăng cường nhằm bao gồm cả việc đánh răng tối thiểu hai lần mỗi ngày. Việc hàng ngày tuân thủ theo các biện pháp loại trừ màng sinh học/mảng bám kẽ răng cũng rất quan trọng. Phần hướng dẫn tự chăm sóc răng nên được hiệu chỉnh tùy theo nhu cầu của bệnh nhân.
Nếu quý vị bị chứng khô miệng mạn tính, quý vị sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm trong miệng quý vị hơn. Những chứng viêm loét này còn có thể tiến triển do chấn thương gây ra khi các mô miệng cọ xát với các móc gài răng, các khí cụ niềng răng hoặc cạnh mòn hoặc lớp trám răng bị hư hỏng.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan