Sản Phụ Khoa

Thưa bác sĩ,thoi gian gần đây tôi bị đau ngực (sung và đau),khong có cục gì cả,dau tu luc dự đoán rụng trưng đến khi có kinh mơi hết dần,vay tôi đang bị bênh gi vậy ạ

le thi nhung

(2015/11/21 22:53)

Chào bạn,
Trong đó đau vú theo chu kỳ kinh là dạng thường gặp nhất, chiếm đến hơn 2/3 số người đau vú. Đau thường xảy ra ở cả hai bầu vú nhưng có thể đau nhiều hơn ở một bên, đau ở góc phần tư trên ngoài hơn các phần còn lại. Đau vú thường xảy ra trước khi hành kinh 2 tuần và đau tăng dần cho đến khi hành kinh, nhất là từ 3 đến 7 ngày trước khi có kinh và giảm dần sau khi hành kinh. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra trước ngày hành kinh. Khi đó, estrogen tiết ra nhiều sẽ kích thích sự tăng trưởng của các tuyến sữa, khiến chúng to ra và gây cảm giác đau. Cảm giác đau khác nhau ở hai bên vú. Có người đau ít, có người đau nhiều. Cũng có người đau từ ngày rụng trứng đến khi có kinh.
Đau vú không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt: Loại này ít gặp hơn, thường khu trú tại một điểm cố định và bạn có thể chỉ đích xác chỗ đau. Đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và có thể bắt nguồn từ những nơi khác ngoài vú. Để xác định chính xác nguồn gốc của triệu chứng đau, bạn phải đi gặp bác sĩ. Nếu là đau ở vú, bạn sẽ được siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm nội tiết... để tìm ra nguyên nhân gây đau và có hướng điều trị thích hợp.
Căn nguyên đau vú vẫn còn là một điều bí ẩn. Một giả thuyết cho rằng đau vú xảy ra do thay đổi lượng hormone tự nhiên theo chu kỳ kinh nguyệt. Estradiol (thành phần chủ yếu của estrogen) kích thích biểu mô vú phát triển, còn progesterone làm phát triển các tuyến ống dẫn sữa và xoang chứa sữa. Tỉ lệ bất thường giữa estrogen và progesterone, lượng estrogen quá cao, lượng progesterone khác thường đều có khả năng gây đau vú. Nồng độ prolactin cũng có thể là một nguyên nhân.
Từ lâu người ta đã biết đến sự liên quan giữa caffein và đau vú thông qua cyclic adenosine monophosphate (cAMP). Tăng cAMP dẫn đến tăng sinh tế bào của vú và tăng đau. Caffein không tác động trực tiếp lên cAMP mà làm tăng catecholamine dẫn đến tăng cAMP. Nicotine, tyramine và stress cũng làm tăng catecholamine.
Nghiên cứu cho thấy chất béo cũng có khả năng gây đau vú. Đầu tiên người ta cho rằng tăng trọng lượng cơ thể làm tăng nồng độ estrogen và gây đau. Tuy nhiên đau vú có thể do sự mất cân đối giữa nồng độ acid béo bão hòa và không bão hòa. Nhiều bệnh nhân đau vú có lượng axit béo không bão hòa gamma linolenic acid (GLA) – một loại acid béo omega 6 quan trọng trong huyết tương thấp. Nguyên nhân có thể do ức chế chuyển hóa acid linoleic và GLA bởi lượng chất béo bão hòa cao. Sự thiếu hụt lượng acid béo cần thiết này làm tăng mức độ nhạy cảm của các receptor trên màng tế bào vú.
Để giảm bớt tình trạng đau ngực hãy ăn nhiều thực phẩm giúp tăng hàm lượng chất béo không bão hòa, tránh ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Giảm sử dụng các thức ăn, đồ uống có nhiều caffeine như cà phê, trà, coca cola, hay sô-cô-la. Giảm stress bằng cách tập thể dục. Trong khi tập nên chọn loại nịt ngực phù hợp, giúp hạn chế chuyển động của ngực.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan