Bệnh Nam Khoa

chào bác sĩ cháu là nam 22 tuổi cách đây vài tháng cháu thấy xuất hiện bệnh chân tay lạnh khi quan hệ tình dục và sức khỏe cháu đang giảm sút mong bác sĩ cho cháu biết bệnh chân tay lạnh và sức khỏe có liên quan đến nhau hay không cảm ơn bs

tran anh khoa

(2015/09/10 04:45)

Chào bạn,
Nguyên nhân lạnh chân tay vào mùa đông bao gồm:
- Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc”: Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định. Lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
Ngoài ra, những ngườimắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh.
- Khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm các thành mạch co lại. Khí huyết khôngđược lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Khảnăng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Lượng máu lưu thôngkhông đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề khángcủa cơ thể giảm sút. Chân tay sẽ lạnh và luôn có màu nhợt nhạt.
- Sự thay đổi các hoocmôn, đặc biệt là các hoocmôn sinh sản: Chính vì vậy mà nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thểgiảm đi đôi chút.
- Các yếu tố bệnh tật:Những người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắcmạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng cóthể làm chứng bệnh này thêm nặng.
Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những ngườ cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu., Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp... cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.
Đa số các trường hợp chân tay vào đông đều không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12. Bạn có thể thử máu để xác định 2 nguyên nhân trên và có phương pháp điều trị thích hợp.
Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng, nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, như vậy sẽ nghiêm trọng và cần khám bệnh cho chính xác.
Cách phòng bệnh:
Giữ ấm cơ thể: Trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặt biệt là đôi chân. Nên sử dụng các loại tất chân, tay có khả năng giữ ấm và thấm hút mồ hôi. Bạn cũng không mặc quần áo chật: Bởi đây là nguyên nhân cản trở lưu thông máu.
Ngâm chân tay cho đến khi thật ấm: Thêm vào chậu nước nóng một ít gừng tươi giã nát, kinh giới hay lá hương thảo, hai muỗng cà phê gừng bột hoặc hạt tiêu đen xay, hoặc một muỗng bột mù tạt, sau đó ngâm chân tay cho đến khi thật ấm. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngâm chân tay trong nước ấm pha muối. trong khoang 10-15 phút, lau khô rồi đi tất ấm.
Tập thể dục: Tập thể dục buổi sáng sẽ đẩy mạnh tuần hoàn máu và sự trao đổi chất, giúp cho cơ thể khỏe khoắn và tinh thần thoải mái cho một ngày làm việc. Trong khi làm việc, việc leo cầu thang, đứng nhảy cũng sẽ giúp bạn tăng cường khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể.
Bổ sung vitamin và thực phẩm cần thiết: Những đồ có nhiều calo và chất béo sẽ là sự lựa chọn của bạn trong mùa đông giá rét vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng để sản sinh nhiệt lượng “sưởi ấm” cơ thể. Bổ sung Multi-vitamin cho cơ thể bằng cách chọn những thực phẩm có chứa niacin (một vitamin thuộc nhóm B, giúp giãn mạch máu và mở rộng các mạch máu, làm tăng lưu lượng máu). Niacin có trong các thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là cá kiếm và cá thu. Niacin cũng được tìm thấy trong sữa, trứng, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, bơ, đặt trong các loại hạt và ngũ cốc…
Và cũng đừng quên vitamin B bởi nó có thể mở rộng mạch máu ngoại biên. Ăn các loại thực phẩm họ đậu, cà rốt và các loại thực phẩm nóng khác giúp thúc đẩy lưu thông máu và và tăng cường sức đề kháng. Tránh ăn thực phẩm lạnh, nước đá hoặc uống lạnh…
Sự “ưu ái” một nhóm thực phẩm nhất định sẽ không tốt cho sức khoẻ cơ thể. Hãy ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Tuyệt đối không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.
Bạn có thể tham khảo món bí đỏ nấu chao. Bí đỏ cũng như các loại rau quả màu vàng khác giàu vitamin A, có tác dụng giúp thúc đẩy chu trình trao đổi chất, bổ khí huyết, tăng cường khả năng chịu lạnh.
Nguyên liệu gồm 1,2 kg bí đỏ, chao (đậu hũ thối), tỏi, ớt, tiêu. Bạn lấy bí đỏ gọt vỏ, cắt làm 4 miếng. Cho bí cùng ít muối và một ly nước vào nồi đun đến khi bí chín mềm. Cho dầu vào chảo đun nóng, thêm chao, tỏi, ớt, nước tương, đường và nước. Đảo đều đến khi có mùi thơm thì cho bột mì đã hòa tan với nước lạnh vào, đảo cho chín rồi tắt bếp.
Bổ sung nhiệt kịp thời: Lượng mỡ được lưu trữ trong cơ thể giúp duy trì nhiệt độ. Nếu bạn quá bận rộn vì công việc, bạn cần chuẩn bị thực phẩm để bổ sung nhiệt cho cơ thể kịp thời như bánh bánh quy, bánh mì, trà, nhân sâm…
Tắm giữ nhiệt: Cho gừng hoặc hoa cúc, quế, dầu hương thảo vào nước ấm khi tắm có thể thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể bạn.
Massage: Dùng tinh dầu hay các loại dầu dùng để xoa bóp để massage tăng nhiệt. Massage với các loại tinh dầu có thể thúc đẩy lưu thông máu ở tay và bàn chân.
Giữ kín xung quanh cổ tay, cổ và mắt cá chân: là những khoảng trống mà không khí lạnh và gió có thể thâm nhập. Mang giày có đế lót dày. Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, khi cơ thể đủ nhiệt thì tay chân sẽ thêm phần ấm áp
Ngừng hút thuốc lá: Đặc biệt, nếu đã mắc hội chứng Raynaud, bạn không những phải ngừng hẳn hút thuốc lá mà còn cần tránh xa khói thuốc từ những người xung quanh.
Uống nước trước khi ra ngoài: Đừng nghĩ rằng mùa đông thì không cần nước. Bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để khí huyết lưu thông tốt hơn, nó sẽ giúp ích trực tiếp cho việc lưu thông máu tới các vị trí “xa xôi” trên cơ thể bạn là chân và tay.
Khi cơ thể thiếu nước sẽ càng thêm ớn lạnh bởi máu của bạn giảm âm lượng. Vì vậy, trước khi đi ra ngoài trời vào mùa đông, bạn nên uống đủ nước, cũng có thể uống chút rượu táo thảo dược, trà... Và khi trở về nhà bạn cũng cần bù nước cho cơ thể.
Tránh cà phê và các sản phẩm có chứa cafein: Vì chúng làm teo mạch máu và có thể cản trở sự lưu thông máu của cơ thể. Tránh xa rượu nóng, sự "nóng lên" của rượu có hiệu lực chỉ là tạm thời và sau đó sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể của bạn.
Bổ sung chất sắt: Thiếu sắt có thể làm thay đổi sự chuyển hóa hoóc môn tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ mất nhiều sắt hơn bình thường. Vì vậy, hãy tìm các nguồn sắt cho cơ thể từ ngao, đậu phụ, kem của lúa mì ngũ cốc, thịt gia cầm, cá, thịt nạc đỏ, đậu lăng và các loại rau lá xanh.
Đừng quên uống nhiều nước cam, vì vitamin C làm tăng khả năng của cơ thể hấp thụ các loại sắt trong những thực phẩm này. Nếu lượng sắt trong cơ thể bạn nhiều sẽ chuyển thành nhiệt nhiều hơn, đó là một cách tốt để chống lạnh cho bàn tay và bàn chân.
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Nam Khoa
e quan he nhieu.ong duong vat hoi dau va ngua ben trong

le tan hien

(2016/05/04 04:54)