Tai Mũi Họng

Bác sĩ ơi , cho con hỏi con bị đau nhói sau tai trái khi con nhai đồ ăn bên trái , con nghĩ con bị đau răng nhưng con thử ấn vào răng xem đau không thì không có đau , bị đau ở dưới tai trái lắm ạ Bác sĩ có thể cho con biết con bị gì không ?

Huỳnh Thị Cẩm Tuyền

(2015/07/29 03:10)

Chào bạn,
Như mô tả thì rất có thể bạn bị viêm tuyến mang tai, tôi cung cấp bạn một số thông tin liên quan:
. Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt
1. Viêm tuyến nước bọt do virus
Loại viêm tuyến nước bọt hay gặp nhất là quai bị, bởi vì ít người nào trong đời mà không bị một lần. Theo hiệp hội chống bệnh nhiễm trùng của Pháp thì mỗi năm có khoảng 300 000 người mắc quai bị. ở Việt Nam thì vẫn chưa có một thống kê nào
Nguyên nhân và triêu chứng của viêm tuyến nước bọt do Virut:
1.1 Nguyên nhân
Tác nhân bệnh nguyên là Paramyxovirus với vòng ADN xoắn cân đối, có vỏ, ái tuyến và ái thần kinh, có khả năng gây miễn dịch và khả năng làm ngưng kết hồng cầu.
Virus được truyền do tiếp xúc trực tiếp hay do những hạt nước bọt bắn ra từ miệng bệnh nhân. Bệnh lưu hành theo từng địa phương ở vùng ôn đới, nhưng đôi khi nó cũng có thể phát triển thành những đợt dịch nhỏ vào mùa đông xuân, cao điểm là vào tháng giêng.
Bệnh hay gặp ở trẻ em và thanh niên, lứa tuổi hay bị nhất là 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tương tự giữa nam và nữ, nhưng nam thì hay bị biến chứng hơn: viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, điếc...
1.2 Triệu chứng
Giai đoạn ủ bệnh là từ 18 - 21 ngày, và có thể lây cho người khác. giai phẫu bệnh học:
Vi khuẩn gây tổn thương tổ chức kẽ là chủ yếu, gây: phù nề, giãn mạch, thâm nhiễm lympho bào và tương bào. Có thể gây hoại tử nang tuyến ri rác, làm thay đổi quan điểm "quai bị là bệnh hồi phục hoàn toàn".
Biểu hiện chính là sưng vùng quanh tai và đau. Thể lâm sàng hay gặp là thể quai bị trẻ em, chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt.
Giai đoạn xâm nhập kéo dài trong một thời gian ngắn 24 - 36 tiếng, đây là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao nhất. Lâm sàng: sốt cao, mạch nhanh, mệt mỏi, đau tai nhất là khi ăn, sờ vùng tuyến mang tai đôi khi cũng có thể gây đau (Thống điểm Rillet ở quanh tuyến: Khớp thái dưng hàm, xương chũm, góc hàm dưới), khô miệng và niêm mạc quanh ống stenon đỏ.
Khi xuất hiện những triệu chứng trên ở thời kỳ dịch lưa hành thì cần phải cách ly bệnh nhân.
2. Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn
2.1. Viêm tuyến mang tai mủ cấp người lớn:
Nguyên nhân:
Nhiễm trùng ống tiết và tổ chức nhu mô thường là do:
- Nhiễm trùng ngược dòng từ những vi khuẩn miệng đi lên: là nguyên nhân hay gặp.
- Do nhiễm trùng máu.
- Do vi khuẩn lan từ những ổ nhiễm trùng lân cận vào: viêm khớp thái dưng hàm, viêm xương hàm, viêm mô tế bào vùng mặt, viêm hạch mang tai….v.v.
Dù là nguyên nhân nào thì cũng cần có những yếu tố thuận lợi:
- Giảm hay mất bài tiết nước bọt sau những thủ thuật gây mất nước, sau những điều trị an thần kinh hay tăng năng giáp.
- Giảm khả năng miễn dịch do quá suy mòn hoặc sử dụng thuốc giảm miễn dịch.
- Rối loạn chức năng đề kháng với enzyme nước bọt do viêm tụy hoại tử chảy máu.
40% trường hợp là do staphylococcus aureus, Streptococcus viridans và S. hemolyticus. 8% trường hợp là do Pneumocoques và colibaccilles. Viếm tuyến mang tai còn có thể do Listeria, nhiều trường hợp xuất hiện sau phẫu thuật đường tiêu hóa hay sau phẫu thuật ghép tạng. viếm tuyến sau bệnh mèo cào.
Triệu chứng:
Bệnh xuất hiện đột ngột hay từ từ trên một thể trạng gầy yếu. Sưng, nóng, đỏ, đau rõ vùng tuyến mang tai, một hoặc cả 2 bên. Lỗ ống Stenon đỏ, cương máu và rỉ mủ. Có thể có viêm miệng đi kèm, đau nhiều nhất là khi nhai và khi há miệng, sờ đau.
Nhiễm trùng toàn thân: nhiệt tăng, mạch tăng, mệt mỏi, suy sụp.
Nếu không được điều trị thì dẫn đến abces tuyến, biểu hiện bằng tình trạng toàn thân nặng nề, sưng to, khít hàm, đau tai và đôi khi dò mủ ở da.
Chẩn đoán:
Dựa vào chụp cản quang tuyến: hệ thống ống tiết giãn, ngắt quãng cho ta hình ảnh "hình củ cải". Nhu mô tuyến cản quang rõ và không đồng nhất. Có thể thấy hình ảnh nút niêm mạc, hẹp ống tiết hoặc sỏi tuyến.
Xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu đa nhân.
Nếu được nên lấy mủ ở ống Stenon để nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.
Chẩn đoán phân biệt: Viêm tuyến mang tai cấp do sỏi.
Giải phẫu bệnh:
Các chủng vi khuẩn tan máu thường tấn công vào mạch máu xung quanh hệ thống ống tiết. Những Enzyme tiêu Protein tác động lên khoảng kẽ giữa những nang tuyến làm tiêu và abces hóa. Viêm khoảng kẽ nặng nề. Viêm có thể dưới dạng xung huyết, tụ mủ hay hoại tử.
Điều trị viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn:
- Toàn thân: Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, có thể bằng đường uống hoặc tiêm.
Flucloxacilline đối với nhiễm trùng do Staphylococcus, Erythromycine hay Amoxycillin cho Streptococcus, Hemophilus, Bacteroide hoặc trực khuẩn Gram (-).
Có thể điều tri bổ xung bằng các loại kháng Enzyme như Aprotinine.
Rạch dẫn lưu qua da nếu có áp xe.
- Tại chỗ: Giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.
Bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan