Thần Kinh

chào bác sĩ, cháu năm nay 20 tuổi, cháu hay bị đau đầu đi khám ở bệnh viện thì được biết là mình bị đau đầu vận mạch, bác sĩ có kê đơn cho cháu gồm vitamin B6, stugeron, cinacetam, paracetamol, cháu uống thì có bớt đau đầu hơn nhưng khi ngừng uống thì bị đau đầu lại cháu muốn hỏi bác sĩ là khi nào cháu có thể ngưng thuốc được ạ, khi bị đau đầu thì cháu thường hay bị đau thêm vùng sau cổ rất khó chịu ngoài ra bình thường rất hay bị chóng mặt nhiều lúc đang ngồi mà đứng lên là như muốn té, mặt tối sầm lại; lúc đau đầu mà cạo gió thì rất giống người bị trúng gió, gần đây thi cháu phát hiện mắt cháu có hiện tượng nhìn không rõ, ví dụ như khi nhìn vào nguyên một đoạn văn thì có hiện tượng đoạn văn chữ bị nhòe đi, nhìn một dòng thành hay dòng, phải tập trung nhìn một chỗ thì mới thấy rõ, hay nhìn thấy một hình ảnh thành hai hình, cháu muốn biết là cháu có phải đi khám bác sĩ chuyên khoa không hay là chỉ cần uống thuốc thôi là đủ, cháu cảm ơn bác sĩ ạ....

Trần Thị Huyền

(2015/06/15 15:23)

Chào bạn,
Đau đầu vận mạch là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi hay thường gọi là đau đầu vùng thái dương. Đau đầu vận mạch là chứng đau đầu do sự co thắt của vùng máu trong đầu và trong sọ não. Bệnh đau đầu vận mạch thường gây ra những cơn đau dữ dội, và thông thường thì những cơn đau này đột xuất, không báo trước. Nguyên nhân của bệnh đau đầu vận mạch chủ yếu do áp lực công việc, stress, rối loạn tâm lí,....Bệnh đau đầu vận mạch là bệnh khó điều trị dứt điểm và thường hay tái phát vì vậy bạn nên đến các chuyên khoa thần kinh và thăm khám thường xuyên để hạn chế các biến chứng bất lợi và để kiểm tra xem nguyên nhân thị lực giảm là do đau đầu hay do các bệnh về mắt.
Theo như mô tả, bạn cũng đã đi khám và được bác sĩ đã kê cho bạn các loại thuốc giãn mạch, làm giảm cơn đau thắt. Nhưng ngoài việc dùng thuốc bạn cũng cần tránh xa các tác nhân gây bệnh. Trước hết, không nên lo lắng và căng thẳng khi gặp các biến cố bất ngờ, không tự tạo áp lực học tập cho bản thân. Không chỉ có vậy, bạn cũng cần sử dụng các liệu pháp vật lí trị liệu để giảm căng thẳng như: tham gia các câu lạc bộ văn hóa, tập yoga, ngồi thiền, đi bộ và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp…
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan