Tai Mũi Họng

Cháu là giáo viên mầm non. Cứ mỗi lần lên lớp về là cháu lại bị đau họng và khàn tiếng, mất tiếng 2 tháng rồi ngày 30/12/ 2014 cháu có đi khám và nằm viện ở bệnh viện đa khoa hà giang. Chẩn đoán ban đầu là cháu bị u nang dây thanh. cháu rất phân vân không biết là mổ ở đâu ? có nguy hiểm không ? có di chứng gì không ? và cháu hàng ngày phai đứng lớp nói nhiều thì có bị lại không bác sĩ.

Bàn Thị Viền

(2015/02/22 04:52)

Chào bạn,
U nang dây thanh hay còn gọi là nang nước dây thanh là một khối được tạo thành do một lớp màng bao bọc bên ngoài, bên trong khối thường là chất nhầy, đôi khi hóa mủ. Nang nước dây thanh thường thấy dưới lớp niêm mạc mỏng (lớp phủ này rất quan trọng để tạo nên một giọng nói bình thường). Nguyên nhân tạo nên nang nước dây thanh chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng đây là kết quả của sự tắc nghẽn các tuyến nhầy ở niêm mạc dây thanh. Sự tắc nghẽn này có thể xảy ra khi hai dây thanh bị kích thích mạnh (la hét to, viêm dây thanh cấp, chấn thương dây thanh). Thường nang nước dây thanh ở 1/3 giữa của một bên dây thanh.\nNang nước dây thanh không phải là tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư. Tổn thương này hoàn toàn chỉ ảnh hưởng đến chất giọng. Niêm mạc dây thanh bọc chất nhầy trắng bên trong tạo thành khối nang nước.
Nang nước dây thanh là nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng, nhưng không đau. Triệu chứng khàn tiếng là kết quả do 2 dây thanh đóng không kín, không đều làm giảm độ rung của dây thanh. Mức độ khàn tiếng còn tùy thuộc vào số lượng và vị trí của các nang. Trong một vài trường hợp khàn tiếng đi đôi với cảm giác dị vật đường thở (vướng họng) ngang mức vị trí của 2 dây thanh. Cảm giác này làm bệnh nhân cứ cố khạc hoặc là ho.\nKhối nang nước dây thanh thường có hình cầu màu trắng đục hoặc nhầy nhầy nằm dưới niêm mạc của dây thanh. Vì lớp niêm mạc phủ bên trên đôi khi rất dầy tạo thành một khối gồ không có ranh giới rõ ràng. Chính vì lí do này những cái nang nhỏ đôi khi khó phân biệt. Việc nội soi để chẩn đoan là phương pháp tốt nhất.
Kiêng nói là việc đầu tiên cần làm trong tất cả các trường hợp khàn tiếng, giúp cải thiện chất giọng. Tuy nhiên khàn tiếng do nang nước dây thanh thì thường không khỏi vì nang nước dây thanh không tự mất đi. Chỉ có một số rất hiếm trường hợp nang nước dây thanh tự teo đi (nhưng dễ tái phác do cơ chế sinh bệnh vẫn còn tồn tại)\nThông thường nang nước dây thanh được cắt qua nội soi. Nếu cắt không khéo, khả năng khối nang nước tái phát là rất cao. Sau khi cắt nang nước niêm mạc dây thanh cần phủ lên bề mặt vết thương để giảm thiểu nguy cơ tạo sẹo trên dây thanh. Vì vậy kỹ thuật này đòi hỏi kỹ năng của Bác Sỹ rất cao.\nChú ý: Phương pháp cắt u nang dây thanh hiệu quả nhất hiện nay là qua nội soi tại các trung tâm TMH hiện nay do làm bằng ống cứng phải gây mê,.\nNang dây thanh thường được chỉ định cắt càng sớm càng tốt so với hạt xơ và nếu để lâu có nguy cơ bị lõm dây thanh tạo giọng “mái” và tạo hạt xơ đối bên do viêm kích ứng.
Bạn nên tới các bệnh viện tai mũi họng TW để tiến hành điều trị, trong thời gian này bạn cũng có thể dùng thêm viên uống Tiêu Khiết Thanh để giúp giảm triệu chứng khàn giọng cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
Cháu bi amidan có cách nào làm cho amidan nhỏ lại không ạ

Trần Thị Thảo Nguyên

(2015/12/25 16:53)