Tiêu Hóa

em năm nay 18t ,hôm nay em phát hiện ra là mình có 1 cục thịt thừa ngay hậu môn và sau khi lên mạng tìm hiểu thì em biết đó là trĩ ngoại cấp độ 1 em thắc mắc là đôi lúc em thấy cục trĩ đó nhưng đôi lúc lại không . em có hay bị táo bón nhưng em ko đi đại tiện ra máu bao giờ các bác sĩ có thể tư vấn cho em cách điều trị mà không cần phải đến bệnh viện không ạ ?

Thảo My

(2015/01/08 07:08)

Chào bạn, Trĩ ngoại nằm xung quanh hậu môn. Loại trĩ này thường gây ngứa và đau đớn và khó chịu. Búi trĩ là một khối mô mạch máu nằm trên ống hậu môn, có thể bị viêm, sưng tấy và gây đau đớn cho bệnh nhân.
Bạn có thể cải thiện tình trạng bằng cách:
1. Sau khi đại tiện xong, làm sạch hậu môn nhẹ nhàng với giấy vệ sinh mềm, ẩm bằng nước và chất tẩy rửa. Bạn cũng có thể sử dụng khăn lau em bé hoặc các loại khăn ướt khác nhưng cần đảm bảo sạch sẽ.
2. Nếu bạn muốn làm sạch vùng hậu môn bằng xà phòng, dùng xà phòng không chứa chất thơm hoặc thuốc nhuộm.
3. Không chà xát vùng hậu môn. Sau khi làm sạch, chỉ cần vỗ nhẹ vùng hậu môn bằng vải hoặc khăn mềm.
Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cách giảm bớt ngứa và giải tỏa đau đớn
1. Tắm ngồi. Đổ vào bồn tắm của bạn với nước ấm. Ngồi trong bồn tắm trong 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày nhất là sau khi đi cầu.
2. Chườm đá khoảng 10 phút, nhiều lần mỗi ngày. Sau đó đặt một miếng gạc ấm lên vùng hậu môn. Làm việc này trong khoảng 10 đến 20 phút.
3. Sử dụng khăn ấm và ẩm nhiều lần trong ngày lên vùng hậu môn.
4. Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia bác sĩ, sử dụng một số loại thuốc giảm đau giúp bạn bớt đau và chống sưng tấy.
5. Nghỉ ngơi trên giường khoảng 1 ngày hoặc nhiều hơn. Điều này giúp giảm áp lực cho các tĩnh mạch bị viêm. Nằm sấp với với một cái gối dưới hông của bạn sẽ giúp đỡ trong việc giảm sưng tấy do trĩ. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, bạn chỉ có thể nằm nghiêng.
6. Môi trường quá ẩm ướt có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Để ngăn chặn điều này, bạn nên mặc quần lót bằng vải cotton. Ngoài ra, mặc quần rộng và thoải mái để tránh áp lực lên búi trĩ.
7. Tránh nâng vật nặng.
8. Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài do điều này có thể kích thích căn bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn bắt buộc phải ngồi thì hãy ngồi trên ghế đệm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
1. Tránh ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu
2. Ngăn ngừa táo bón bằng cách tăng cường hấp thu chất xơ và uống nhiều nước.
3. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
4. Tập thể dụng thường xuyên
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tiêu Hóa
Bs ơi cho cháu hỏi có ruột thừa 4mm có phải mổ k ạ

dương ngọc thảo

(2015/09/15 16:47)