Tai Mũi Họng

tôi 30 tuổi, khoảng 1 tháng nay bị ho và có đờm vào lúc 7 đến 8 giờ sáng, mỗi lần ho rất nhiều. sau 8 giờ thì không ho nữa, đến khoảng chiều tối thì lại bị ho. hầu như ngày nào cũng ho vào khoảng thời gian trên, Bác sĩ ở địa phương có khám chuẩn đoán tôi viêm phế quản và có cho tôi uống + chích thuốc nhưng không khỏi. Xin tư vấn 24H cho tôi lời khuyên để chuẩn đoán bệnh. xin cám ơn!

nguyễn văn minh

(2014/11/07 15:03)

Chào bạn,
Với triệu chứng bạn mô tả thì đó là triệu chứng của viêm phế quản đó bạn ạ. Do đó cần điều trị kịp thời vì để lâu dẫn đến viêm phế quản mạn lặp đi lặp lại nhiều lần theo thời gian thì sẽ làm suy yếu, kích thích phế quản và có thể gây viêm phế quản mạn. Viêm phế quản có 3 loại chính gồm thể đơn thuần, thể đờm mủ và thể khó thở. Ngoài ra,ô nhiễm không khí, các loại khí bụi, khí độc, khói thuốc lá cũng là tác nhân gây ra bệnh này.
Triệu chứng thay đổi khác nhau tùy theo từng giai đoạn:
\nTriệu chứng đầu tiên của viêm phế quản mạn là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều lần trong một năm (kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và liên tục trong hơn 2 năm), thường dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây. Ngoài ra, triệu chứng hơi thở khò khè, đôi khi ngừng thở cũng là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản' mạn.
Đối với những người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào ở độ tuổi trên 40 thường có biểu hiện như hay ho, khạc đờm vào buổi sáng. Đờm có dạng nhầy trong, dính có màu vàng đục hoặc xanh, mỗi ngày không quá 200ml. Khi chụp X quang phổi có thể thấy rốn phổi đậm do xung huyết. Những dấu hiệu này thường diễn ra trong 3 tuần, tăng lên vào mùa đông và đầu mùa thu. Ngoài ra, khi xét nghiệm đờm thì phát hiện thấy có vi khuẩn hemophilus influenza, phế cầu và liên cầu.
Điều trị và phòng ngừa.
\nNgười bệnh nên bỏ hoặc giảm bớt đối với các loại chất kích thích như thuốc lào, thuốc lá, bia, rượu và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm không khí như khói, bụi, hơi độc ở nơi ở và làm việc.
Khi thời tiết thay đổi hay trời chuyển lạnh thì nên cần giữ ấm ngực, mũi, họng để ngăn chặn các đợt cảm cúm.
Thường xuyên tập thể dục bằng cách tập khí, hít vào và thở ra để thông khí. Phương pháp thở bụng, thở bằng cơ hoành mang lại nhiều lợi ích, làm tăng khối lượng khí đưa vào, mở rộng diện tích trao đổi khí và máu trong phổi. Ngoài ra, các bạn cũng nên tập luyện thở ở tư thế nằm, thở ra dài cho cả bụng và ngực lép xuống, sau đó hít vào sâu để cả ngực và bụng phình lên. Bài tập giúp đờm dễ thông thoát bằng cách nằm đầu hơi dốc xuống một góc 150 độ rồi nâng cao hai chân, sau đó thường xuyên thay đổi tư thế nghiêng trái, nghiêng phải.
Thực phẩm cho người bị viêm phế quản mạn thường là các món cháo như cháo hành, cháo hạnh nhân có thể giúp cho việc điều trị bệnh có dấu hiệu tốt hơn. Ngoài ra, nếu phát hiện những ô nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (xoang, họng, tai giữa) cần chữa triệt để nhằm sớm loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
Đối với người bị viêm phế quản mạn, không tắc nghẽn thì dùng thuốc Natribenzoat hoặc Bisorven, Acemuc để làm long đờm. Nên kết hợp uống thuốc với việc vỗ rung ngày 2 – 3 lần, mỗi lần từ 15 đến 30 phút cũng có tác dụng làm long đờm. Ngoài ra, nếu người bệnh bị chống co thắt phế quản thì dùng xịt Salbutamol hoặc uống Theophylin.Tuy nhiên cần có sự kê đơn của bác sĩ không tự ý dùng thuốc.
Đối với bệnh nhân bị bệnh này nhưng lại tắc nghẽn phế quản thì cần thở oxy, thở máy, đặt nội khí quản hút rửa, đồng thời kết hợp với cách điều trị như trường hợp không bị tắc nghẽn phế quản. Ngoài ra, người bệnh nên tập thở bụng và cần điều trị dự phòng.

Chúc bạn sớm cải thiện bệnh!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan