Sản Phụ Khoa

Chào bác sĩ!! Năm nay cháu 18 tuổi ở ngực cháu có một cục cứng ở vú phải nó ở ngực cháu mấy năm rồi.nó to lấp gần hết phía trên ngực của cháu trơn đi trơn lại tại chỗ được. Trước khi Đên chu kì kinh nguyệt khoảng 1 tuần thì ngực cháu đau.bác sĩ cho cháu hỏi cháu có bị ung thư vú không ạ.cháu cảm ơn bác sĩ ạ!!!

trần thị thu

(2014/11/06 16:49)

Chào bạn,
Có tới 80-85% cục cứng ở vú là lành tính cho nên không nên lo lắng nhiều Việc phát hiện ra cục cứng ở vú cũng đã là bước quan trọng để chẩn đoán sớm các tổn thương nghiêm trọng ở vú; càng phát hiện sớm càng có nhiều cơ may chữa trị có kết quả.
Nang nước: phình các ống dẫn sữa tạo nên túi nước, có thể xuất hiện rồi lại tự biến mất; nếu dịch trong nang căng thì cục cứng có thể rắn chắc và sờ vào đau. Có thể khỏi một cách tự nhiên, cũng có khi phải chọc hút dịch với sự hướng dẫn của siêu âm. Nếu dịch có màu hồng nhưng biến mất sau khi được hút dịch và sau 4-6 tuần không thấy tái phát thì thường không cần điều trị gì hết.
Biến đổi dạng xơ nang: một vùng vú trở lên đầy và đau khi sờ nắn, vùng này lẫn vào mô bao quanh và hơi di động khi ấn; tổn thương đã được coi là bệnh xơ nang vú trong nhưng rất hay gặp ở phụ nữ (khoảng 50%) cho nên ngày nay coi là bình thường. Đau và đám cứng rắn ở vú tăng lên hàng tháng mỗi khi sắp đến ngày hành kinh. Sau khi hành kinh, các dấu hiệu và triệu chứng lại giảm đi.
Những phụ nữ quanh tuổi mãn kinh có thể nhận thấy đám cứng tăng lên và đau hơn khi nồng độ các hoóc-môn sinh sản dao động. Thường thấy ở cả 2 bên vú, có thể bị đau âm ỉ và cảm giác căng đầy, thường nhận thấy nhất ở vùng phía trên và ngoài của vú. Các tế bào phát triển nhiều ở các tuyến và sơ hoá ở mô nâng đỡ là nguyên nhân tạo nên những biến đổi này.
Nang to hay nhỏ có thể phát sinh khi các ống dẫn sữa bị tắc nên không bài tiết và dẫn lưu được. Nguyên nhân gây ra những biến đổi sơ nang còn chưa rõ, vì liên quan đến sự dao động estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt cho nên một số thầy thuốc tin rằng có vai trò của hooc-môn. Bệnh giảm bớt sau khi đã mãn kinh, khi đó 2 hoóc-môn nói trên đã tụt.
Về điều trị: có khi chỉ cần điều chỉnh lối sống, có khi phải dùng thuốc. Mang áo nâng ngực vừa vặn cho mình, dùng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol và nhiều thuốc khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin). Thuốc có hiệu quả khác là thuốc tránh thai.
U tuyến xơ hoá: thể hiện là những khối tròn, mật độ chắc, lành tính, do sự tăng sinh quá nước của các mô liên kết và mô tuyến. Những u tuyến sơ hoá này thường không đau, có thể nổi nhô lên hoặc hơi di động khi ấn, diễn biến theo những thay đổi về hoóc-môn và có xu hướng to lên khi mang thai, thu nhỏ sau khi mãn kinh. Phụ nữ ở bất kỳ tuổi nào cũng có thể bị tổn thương này nhưng thường phát hiện được vào độ tuổi 30; cũng cần kết hợp nhiều thăm dò khác mới có thể xác định chuẩn đoán. Đôi khi tự nhiên biến mất nhưng nếu u kéo dài, to ra hoặc quá lo lắng thì mổ lấy khối u và xét nghiệm để loại trừ ung thư.
Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện khám và tìm chính xác nguyên nhân và điều trị,
Chúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan