Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ, em tên Công, năm nay 29 tuổi, nam. Đi khám bệnh, bệnh viện bảo em bị viêm phế quản mãn tính. Nếu trời rét, ăn mặc phong phanh là khi đi ngủ bị tức ngực, khó thở. Còn khi chuyển đông như thời gian này em thường bị sốt, cảm giác mệt mỏi( mặc dù đã mặc áo ấm). Xin hỏi bác sĩ tư vấn giúp cách chữa trị( thuốc), khắc phục triệu chứng bị sốt, mệt mỏi, run phần trên người. Em chân thành cảm ơn.

Nguyễn Quang Công

(2014/11/06 16:37)

Chào bạn,
-Theo Hội thảo quốc tế tại Anh 1965, viêm phế quản mạn là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác (lao, apxe, giãn phế quản...)
- Có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở.
Nguyên nhân chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể
Yếu tố thuận lợi làm suy giảm sức chống đỡ của niêm mạc là khói thuốc lá và không khí ô nhiễm.
Triệu chứng thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn:
- Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml (đầy một đáy bao diêm) về sau tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
- Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.
- Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
Điều trị
- Tùy từng trường hợp cụ thể, về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp
Phòng bệnh: dự phòng 3 cấp: 1. dự phòng căn nguyên, loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản); 2. dự phòng "chậm trễ": phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc; 3. dự phòng "tàn phế": tích cực điều trị dù đã muộn, hạn chế tàn phế, đẩy lùi tử vong
- Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc
- Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng
- Giảm uống rượu
- Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em
- Điều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp. \nChúc bạn sớm khỏi bệnh

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
e bị somui

hoang thi ha

(2015/08/28 05:04)