Tai Mũi Họng

thưa bác sĩ.cháu tên là hùng( Dat) năm nay cháu 21 tuổi.cháu mắc bệnh hen phế quản.cháu sẽ trình bày tình trạng bệnh mong bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ. Cháu bị hen phế quản từ bé do bệnh di truyền từ bố cháu.cháu sống ở phú thọ.trước đây 3 năm khi cháu ở nhà thì bệnh của cháu không bị thường xuyên lắm.vào mùa đông khi thay đổi thời tiết thì cháu chịu đựng được.nhưng trong 3 năm cháu đi làm ở quảng ninh.cháu cảm thấy hợp thời tiết ở đó cháu chỉ bị lên cơn hen vài lần và dễ dàng kiểm xoát.những khi cháu quay về phú thọ là lại bị một số hiện tượng như là hắt xì.xổ mũi thường xuyên.chảy nước mũi.khó chịu.tức ngực nhiều lúc bị khó thở và lên cơn hen.hiện nay chạy mới nghỉ việc ở quảng ninh và về phú thọ được ba tháng.trong ba tháng nay cháu ở nhà.cháu bị chảy nước mũi liên tục.tức ngực khó thở.lên cơn hen thường xuen.năng.khó kiểm xoát.cháu cảm thấy dường như bệnh của cháu đã bị nặng thêm.hiện tại cháu đang ở nhà.bắt đầu vào mùa đông thời tiết lạnh .cháu cảm thấy rất mệt mỏi. . .cháu chưa sử dụng bất kì loại thuốc nào cả.cháu không biết phải làm như thế nào.chau rat mong bac si tu van giup chau voi a.chau rat tran thanh cam on bac si. email; [email protected]

nguyen the dat

(2014/11/04 22:30)

Chào bạn,
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Ở VN, tỉ lệ mắc hen trung bình là 3,9% dân số, tương đương với 4 triệu người mắc. Mỗi năm 3.000 người chết do hen, các trường hợp tử vong do hen thường là do BN không thể qua khỏi cơn hen phế quản (hay đợt cấp của hen). Vì vậy, việc xử trí cơn hen phế quản cấp là hết sức quan trọng nhằm giúp BN tránh những rủi ro đáng tiếc.
Cơn hen phế quản là một đợt ho, khò khè, khó thở hay đau tức ngực hoặc kết hợp các biểu hiện này, xuất hiện đột ngột hoặc xảy ra sau một yếu tố kích thích. Cơn hen phế quản thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi BN gặp các yếu tố kích thích (các yếu tố khởi phát hen). Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn. Nhưng cơn hen phế quản nặng không xử trí kịp thời có thể gây tử vong.
Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi… Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi BN hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh. Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ, các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu chi. Tình trạng trên nếu kéo dài, BN sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức… có thể tử vong.
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen, việc cần làm đầu tiên là tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện, đó là những yếu tố gây nên tình trạng dị ứng ví dụ như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất... Bước tiếp theo là sử dụng thuốc tùy theo mức độ cơn hen.
Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt):
- Xịt họng 1 - 2 nhát
Phải mang theo thuốc cắt cơn dạng ống hít bên mình mọi lúc mọi nơi dù bệnh hen đã được kiểm soát hoàn toàn hay chưa để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, BN tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn. Trong trường hợp BN có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.
Trường hợp của bạn đang ở nhà vào mùa đông lên rất dễ xảy ra những cơn hen cấp, đồng thời bạn nên chưa dùng thuốc gì và chưa đi khám, bạn nên sắp xép thời gian để đi khám và điều trị.
Chúc bạn sống vui khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan