Tiêu Hóa

Chào bác sĩ. cháu năm nay 23 tuổi. tuần trước cháu co đi nôi soi và bác sĩ chuẩn đoán cháu bị viêm niêm mạc hành tá tràng. dấu hiệu của cháu là hay bị đau bụng ở trên, kém ăn và sau bữa ăn thường có đi ngoài.Cháu có bị sụt cân ạ. Cháu củng uống 1 số loại thuốc vẫn k khỏi. Vậy cháu mong bác sĩ tư vấn cho cháu về cách điều trị cũng như ăn uống ạ.Cháu xin cảm ơn!

Nguyễn Trọng Toàn

(2014/09/03 00:48)

Chào bạn, về bênh viêm niêm mạc hành tá tràng, nguyên tắc điều trị: Gồm có điều trị nội khoa (chống loét, điều trị triệu chứng) + điều trị ngoại khoa.
Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần.
Sau 8 tuần nếu không đỡ nên nội soi lại nhuộm màu, sinh thiết làm giải phẫu bệnh ổ loét, nếu tổn thương loét dạ dày nghi ngờ ung thư hoặc ung thư nên phẫu thuật.
Điều trị loét dạ dày có nhiễm HP cần dùng kháng sinh và thuốc giảm tiết acid để diệt vi khuẩn HP. Các thuốc kháng sinh được khuyến cáo dùng 10 - 14 ngày, các thuốc ức chế acid được khuyến cáo 1 - 2 tháng. Nếu loét dạ dày hành tá tràng mà không có nhiễm HP không phải dùng kháng sinh, mà chỉ dùng các thuốc ức chế acid để giúp lành ổ loét và có thể dùng kéo dài 2 tháng.
- Các kháng sinh để diệt vi khuẩn HP: amoxicillin, clarithromycin, metronidazole và tetracycline, thời gian dùng 10-14 ngày.
- Các thuốc ức chế tiết acid dạ dày: zantac, cimetidin, nexium, pantoloc… các thuốc này dùng lâu dài có nguy cơ gãy xương.
- Các thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày: sucralfate, gastropulgid, misoprostol.
- Sau điều trị thường ổ loét liền sẹo, nên phải kiểm tra bằng nội soi dạ dày sau điều trị nếu ổ loét không liền có thể do các nguyên nhân sau:
+ Không dùng thuốc theo chỉ dẫn
+ Do vi khuẩn HP gây bệnh kháng thuốc
+ Sử dụng thuốc lá
+ Hoặc sử dụng các thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ gây loét
- Nếu ổ loét tái phát phải xem xét các nguyên nhân khác:
+ Hội chứng Zollinger-Ellison
+ Nhiễm một loại vi khuẩn khác HP
+ Ung thư dạ dày
+ Hoặc một bệnh lý khác gây tổn thương giống loét dạ dày như Crohn
- Lối sống
+ Chọn các thức ăn giúp chóng liền ổ loét như hoa quả, rau và ngũ cốc.
+ Chú ý bệnh nhân mà phải dùng giảm đau nhiều nên tránh các thuốc giảm đau non steroids mà có thể dùng paracetamol
Dự phòng bệnh
Kiểm soát stress, tránh thức khuya.
Không hút thuốc và uống nhiều rượu.
Bạn nên đi khám và có sự hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ đồng thời hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua, hạn chế rượu. Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tiêu Hóa
Thưa bác sĩ làm sao để biết được gan của mình to lên ạ ?

Trần Thị Linh

(2015/11/29 02:41)