Thận Tiết Niệu

chào các bác sỹ, em là nữ, 25 tuổi, cách đây 8 năm em bị bệnh về đường tiểu, em đi khám nhiều nơi nhưng đều cho kết quả là viêm tiết niệu, nhưng uống thuốc hoài không khỏi, sau đó em khám ở bv bình dân thì bs cho đi đo áp lực gì đó em không nhớ rõ, kết quả là đường tiểu có cơ gì đó nó không còn co bóp nữa. Đường tiểu của em gần như mất cảm giác, như bị liệt, dù cố rặn thì lúc nước tiểu gần ra đường tiểu cũng không mở ra được, khi mắc tiểu khoảng 3,4 giây sau nước tiểu mới thoát ra, hình dạng xoắn, có khi 2,3 tia, và tia tiểu thì rất yếu, nó cứ từ từ, cũng có khi em có cảm giác đi tiểu không ra hết, cố rặn thì ra vài giọt nhưng cũng lâu khoảng 5-6 giây. Khi em uống thuốc ở bv bình dân đúng là có bớt 3/10 phần (có lẽ cải thiện được phần đi tiểu không ra hết), nhưng khoảng 2 tháng thì không còn tiến triển gì nữa. Tới nay là 8 năm em sống chung với bệnh. Nói chung là đường tiểu của em giống như bị bít chặt. Và ngoài ra từ khi bị bệnh, trong người em hay bị cảm giác kiến bò, rồi những cái bong bóng nó giật giật trong cơ thể, ở cơ hay mạch em cũng không rõ (từ tay, chân,... giống như những cái bong bóng nó trồi lên rồi bể ra). Gần đây càng lúc càng bị nặng hơn. Em định đi khám lại, nhưng em không biết nên khám khoa thần kinh hay khám niệu. Em còn cần phải làm thêm xét nghiệm gì về niệu không? và có cách nào bệnh có thể chữa khỏi không thưa bs? em cảm thấy rất mệt mỏi, mong bs giúp đỡ em. Em cũng xin nói là khi em đi tiểu không cảm thấy nóng rát, mỗi lần thử nươc tiểu kq bình thường.

hoa

(2014/07/28 04:48)

Chào bạn, khó đi tiểu kết quả của tình trạng tiểu khó và tiểu không hết trải qua thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang ngày một tăng. Đến lúc nào đó bụng dưới hình thành khối cầu bàng quang lớn dần nhìn thấy được, to như quả bóng nhỏ. Bệnh nhân dần dần thích nghi với tình trạng bất thường này. Nhưng sự ứ đọng này vô cùng nguy hiểm với thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy biện pháp điều trị là thông đường tiểu qua da, giảm ngay sự căng trướng, ứ đọng của nước tiểu trong bàng quang, sau đó loại bỏ nguyên nhân gây bí tiểu.
Các trường hợp bí tiểu có nguyên nhân tại chỗ hoặc ở sự chỉ huy thần kinh trung ương hoặc thần kinh thực vật. Các nguyên nhân tại chỗ như sỏi bàng quang, u tiền liệt tuyến đều phải giải quyết bằng phẫu thuật hoặc nội soi. Các nguyên nhân khác có thể dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Tất cả các hiện tượng bí tiểu đều phải được nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử trí kịp thời, người bệnh (đặc biệt là nam giới lớn tuổi) cần phải đặc biệt chú ý đến điều này, nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn nên đi khám cả chuyên khoa thận tiết niệu trước, sau đó khám chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán nguyên nhân gây bí tiểu, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Thận Tiết Niệu
Các loại thực phẩm dùng cho người suy thận mạn độ 2

Lưu thanh Hà

(2014/10/16 20:24)