Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ a. Cháu năm nay 19 tuổi đang là sinh vien năm 1 ạ. Hiện tại thì cháu bị mắc chưng bệnh mồm hôi mà không biết lý do tại sao không khỏi a.Ngày nào cháu cũng đánh răng thường xuyên.dạo trước thì sáng trưa tối.dạo này thì sáng thui ạ mà mồm cháu vẫn hôi kinh khủng luôn ý, đanh răng xong khoảng 10 phút lại hôi như thường.Hồi bé thì cháu không đánh răng suốt 8 năm a.lên lớp 9 mới bắt đầu ạ.Do vậy người ngồi học với cháu thấy mùi rất khó chịu và cháu rất mặc cảm, chán nản về điều nay.giao tiêp cháu cũng không dám vì mồm hôi a.Cho cháuhỏi cháu có bị bệnh gì không và bệnh của cháu có chữa được không a, từ bé cháu chưa khám bệnh lần nào ?rnCám ơn bác sĩ !

Trần Hùng Trung

(2014/03/30 00:40)

Chào bạn,
Hôi miệng có rất nhiều nguyên nhân gây hơi thở hôi. Sau đây là sáu nhóm nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất là thực phẩm, những mẩu thức ăn vụn bám quanh răng là thủ phạm chắc chắn làm hơi thở có mùi. Các loại thực phẩm có tinh dầu như hành, tỏi và một số loại gia vị khác cũng vậy. Sau khi được tiêu hóa, tinh dầu những loại thực phẩm có mùi hăng cay này vào máu và được thải trừ qua phổi làm hơi thở hôi cho đến khi những chất này được thải trừ hết.
Thứ hai là các vấn đề về vệ sinh răng miệng. Vệ sinh răng không đều đặn, không đúng cách, không sạnh hết các mẩu thức ăn bám quanh răng và trong kẽ răng cộng với các bệnh quanh răng sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và sinh các chất gây hôi như hydrogen sulfide tương tự như các hợp chất gây mùi trứng thối. Những lớp vi khuẩn bám quanh răng, nếu không được loại bỏ thường xuyên bằng chải răng sẽ tạo các mảng bám quanh chân răng, gây viêm răng lợi và làm hơi thở hôi. Bề mặt lưỡi cũng có thể là nơi chứa nhiều vi khuẩn góp phần gây mùi hôi miệng.\n Thứ ba là khi miệng bị khô. Nước bọt được tiết ra thường xuyên với số lượng khoảng 1,5 lít/ngày. Nước bọt có vai trò làm sạch khoang miệng và có chứa một số kháng thể có khả năng diệt khuẩn. Khi được tiết ra miệng và được nuốt thường xuyên sẽ khiến cho vi khuẩn khó phát triển trong miệng. Vào ban đêm, khi ngủ, lượng nước bọt tiết ra rất ít, thậm chí bằng không nên gây khô miệng và ứ đọng làm vi khuẩn phát triển nên miệng thường có mùi hôi vào buổi sáng khi ngủ dậy. Nếu bạn có thói quen ngủ há miệng càng dễ làm miệng bị khô, gây hơi thở hôi. Những người mắc bệnh khô miệng do lượng nước bọt tiết ra không đủ dễ bị viêm miệng, lưỡi, quang răng là nguyên nhân của hôi miệng.
Thứ tư là một số trường hợp bệnh lý. Khoảng 10% các trường hợp hơi thở hôi không có nguyên nhân từ răng miệng. Các loại bệnh lý này tạo các chất có mùi được đào thải qua phổi gây mùi hôi. Điển hình là các bệnh gan thận làm hơi thở có mùi cá, đái tháo đường nếu điều trị không đúng gây biến chứng toan xê – tôn làm hơi thở có một số amine thơm như mùi quả. Những người xơ gan, suy giảm chức năng gan cũng có mùi xê tôn và mùi chua của rượu (nếu xơ gan do rượu). Hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản cũng thường làm hơi thở có mùi chua của dịch vị. Sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh lý thận, bệnh lý tâm thần cũng có thể gây hơi thở hôi khi được thải trừ qua phổi.
Thứ năm là tình trạng của miệng, mũi và họng. Các bệnh lý của mũi xoang cũng làm hơi thở hôi khi bị viêm nhiễm tao ra các chất dịch viêm, mủ chảy xuống khoang mũi sau. Những viêm nhiễm của hầu họng như viêm amida, viêm họng hạt, viêm loét thanh-khí-phế quản, bệnh lý bẩm sinh của khoang mũi miệng như hở hàm ếch…cũng là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và làm hơi thở hôi. Hơi thở hôi ở trẻ nhỏ thì nên chú ý tới nguyên nhân do dị vật như hòn bi, kẹo, hạt quả trẻ em nhét vào mũi gây viêm.
Thứ sáu là hút thuốc. Hút thuốc làm hơi thở hôi ở hai lý do: hút thuốc gây khô miệng, gây nhiều viêm nhiễm trong khoang miệng như viêm quanh răng, viêm lợi, viêm lưỡi, viêm xoang. Khói thuốc lá, thuốc lào cũng chứa nhiều hợp chất mà khi bám quyện với nước bọt tạo mùi rất hôi.
Như mô tả của bạn, thì rất có thể bạn bị hôi miệng do một thời gian dài không đánh răng, do đó vi khuẩn tụ tại các kẽ răng, men răng gây hôi miệng. Vì vậy trước mắt tôi khuyên bạn nên đến bs nha khoa để kiểm tra, nếu không phải thì có thể nghĩ đến những nguyên nhân như các viêm nhiễm vùng mũi, hầu họng, tuyến nước bọt. Súc miệng hàng ngày bằng các dung dịch có chứa cetylpyridinium chloride hoặc chlorhexidine. Một số các thành phần khác như chlorine dioxide và kẽm trung hòa rất tốt một số mùi hôi do vi khuẩn gây ra. Điều trị tích cực các bệnh lý ở các cơ quan khác: bệnh gan, bệnh thận, bệnh đái tháo đường, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản…
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan